Tại sao ngày 24 tháng 10 là ngày Liên Hợp Quốc? Năm nay kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Liên Hợp Quốc?
Tại sao ngày 24 tháng 10 là ngày Liên Hợp Quốc? Năm nay kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Liên Hợp Quốc?
Ngày Liên Hợp Quốc là một ngày kỷ niệm quan trọng đánh dấu sự ra đời của một tổ chức quốc tế có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.
Theo Lời chú thích được nêu tại Hiến Chương Liên hợp quốc 1945 như sau:
Hiến chương Liên hợp quốc được ký ngày 26-6-1945 ở thành phố San Francisco trong phiên họp kết thúc hội nghị Liên hợp quốc về vấn đề thành lập một tổ chức quốc tế và có hiệu lực từ ngày 24-10-1945. Qui chế Toà án quốc tế là một bộ phận cấu thành của Hiến chương.
Những điểm sửa đổi trong Điều 23, 27 và 62 của Hiến chương được Đại hội đồng thông qua ngày 17-12-1963 và có hiệu lực từ ngày 31-8-1965. Điểm sửa đổi trong Điều 109 được Đại hội đồng thông qua ngày 20-12-1965 và có hiệu lực từ ngày 12-6-1968.
Điểm sửa đổi trong Điều 23 của Hiến chương tăng thêm số lượng Ủy viên Hội đồng bảo an từ 11 lên 15.
...
Theo đó, Hiến chương Liên hợp quốc được ký ngày 26-6-1945 ở thành phố San Francisco trong phiên họp kết thúc hội nghị Liên hợp quốc về vấn đề thành lập một tổ chức quốc tế và có hiệu lực từ ngày 24-10-1945.
Kể từ đó ngày 24 tháng 10 hằng nằm được lấy làm ngày Liên Hợp Quốc.
Năm nay là kỷ niệm 79 năm ngày Liên Hợp Quốc (24/10/1945 - 24/10/2024).
Tại sao ngày 24 tháng 10 là ngày Liên Hợp Quốc? Năm nay kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Liên Hợp Quốc? (Hình từ Internet)
Để đạt được những mục đích của Liên hợp quốc thì các thành viên phải hành động thế nào?
Theo Điều 2 Hiến Chương Liên hợp quốc 1945 thì để đạt được những mục đích của Liên hợp quốc, Liên hợp quốc và các thành viên Liên hợp quốc hành động phù hợp với những nguyên tắc sau đây:
(1) Liên hợp quốc được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia thành viên.
(2) Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đều phải làm tròn những nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo Hiến chương này để được đảm bảo hưởng toàn bộ các quyền và ưu đãi do tư cách thành viên mà có;
(3) Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến hoà bình, an ninh quốc tế và công lý;
(4) Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc.
(5) Tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc giúp đỡ đầy đủ cho Liên hợp quốc trong mọi hành động mà nó áp dụng theo đúng Hiến chương này và tránh giúp đỡ bất cứ quốc gia nào bị Liên hợp quốc áp dụng các hành động phòng ngừa hoặc cưỡng chế;
(6) Liên hợp quốc làm thế nào để các quốc gia không phải là thành viên Liên hợp quốc cũng hành động theo nguyên tắc này, nếu như điều đó cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh thế giới;
(7) Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, và không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến chương; tuy nhiên, nguyên tắc này không liên quan đến việc thi hành những biện pháp cưỡng chế nói ở chương VII.
Theo đó, Mục đích của Liên hợp quốc được quy định tại Điều 1 Hiến Chương Liên hợp quốc 1945 như sau:
(1) Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó, thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe dọa hoà bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình khác; điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hoà bình, bằng phương pháp hoà bình theo đúng nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế;
(2) Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp phù hợp khác để củng cố hoà bình thế giới;
(3) Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo;
(4) Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc, nhằm đạt được những mục đích chung nói trên.
Quốc gia nào có thể trở thành thành viên của Liên hợp quốc?
Theo Điều 4 Hiến Chương Liên hợp quốc 1945 có nêu:
1. Tất cả các quốc gia yêu chuộng hoà bình khác thừa nhận những nghĩa vụ quy định trong Hiến chương này và được Liên hợp quốc xét có đủ khả năng và tự nguyện làm tròn những nghĩa vụ ấy, đều có thể trở thành thành viên của Liên hợp quốc;
2. Việc kết nạp bất cứ một quốc gia nào nói trên vào Liên hợp quốc sẽ được tiến hành bằng nghị quyết của Đại hội đồng, theo kiến nghị của Hội đồng bảo an;
Như vậy, tất cả các quốc gia yêu chuộng hoà bình khác thừa nhận những nghĩa vụ quy định trong Hiến Chương Liên hợp quốc và được Liên hợp quốc xét có đủ khả năng và tự nguyện làm tròn những nghĩa vụ ấy, đều có thể trở thành thành viên của Liên hợp quốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?