Tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thì bộ phận nào thực hiện hoạt động kiểm dịch y tế biên giới?
Tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thì bộ phận nào thực hiện hoạt động kiểm dịch y tế biên giới?
Tại Điều 7 Thông tư 26/2017/TT-BYT có quy định như sau:
Các Khoa chuyên môn
1. Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
2. Khoa Phòng, chống HIV/AIDS.
3. Khoa Phòng, chống bệnh không lây nhiễm.
4. Khoa Dinh dưỡng.
5. Khoa Sức khỏe môi trường - Y tế trường học - Bệnh nghề nghiệp; ở địa phương có khu công nghiệp và có nhu cầu thì được thành lập khoa Bệnh nghề nghiệp riêng.
6. Khoa Sức khỏe sinh sản.
7. Khoa Truyền thông, giáo dục sức khỏe.
8. Khoa Ký sinh trùng - Côn trùng.
9. Khoa Kiểm dịch y tế quốc tế (nơi có hoạt động kiểm dịch y tế biên giới).
10. Khoa Dược - Vật tư y tế.
1 1. Khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng.
12. Phòng khám đa khoa, chuyên khoa (thực hiện khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập).
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, nhu cầu và khả năng của từng địa phương, Giám đốc Sở Y tế quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập, chia tách, lồng ghép các phòng, khoa theo hướng dẫn tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này; quy định nhiệm vụ cụ thể của các phòng, khoa theo hướng dẫn tại Thông tư này bảo đảm thực hiện dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với nhu cầu thực tế và theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thì Khoa Kiểm dịch y tế quốc tế là nơi có hoạt động kiểm dịch y tế biên giới.
Tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thì bộ phận nào thực hiện hoạt động kiểm dịch y tế biên giới? (Hình từ Internet)
Trong hoạt động kiểm dịch y tế biên giới Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cần sử dụng con dấu thế nào?
Về hoạt động này tại Điều 4 Thông tư 26/2017/TT-BYT có nêu như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh do ký sinh trùng, bệnh truyền qua côn trùng, bệnh truyền qua thực phẩm, bệnh lây truyền từ động vật sang người, bệnh mới nổi; theo dõi diễn biến, dự báo tình hình dịch, bệnh; đáp ứng tình trạng khẩn cấp về dịch, bệnh và các sự kiện y tế công cộng; quản lý, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, tiêm chủng.
2. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát phòng, chống bệnh không lây nhiễm (các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, tâm thần và các bệnh không lây nhiễm khác), bệnh do rối loạn chuyển hóa, bệnh nghề nghiệp; sức khỏe trường học, bệnh, tật học đường; tác động của các yếu tố nguy cơ và tình trạng tiền bệnh; tầm soát, sàng lọc, quản lý các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng.
3. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra giám sát phòng, chống rối loạn dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng; dinh dưỡng tiết chế, dinh dưỡng trong phòng chống các bệnh không lây nhiễm; cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, dinh dưỡng cộng đồng; phối hợp thực hiện các hoạt động nâng cao tầm vóc và thể trạng con người Việt Nam.
4. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra giám sát phòng, chống các yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu tác động tới sức khỏe cộng đồng; bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế, môi trường điều kiện vệ sinh lao động, môi trường điều kiện vệ sinh trường học; chất lượng nước ăn uống và nước sinh hoạt; vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình; tham gia các hoạt động phòng chống thiên tai thảm họa, tai nạn thương tích; phối hợp hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng.
5. Thực hiện các hoạt động kiểm dịch y tế; thu thập thông tin, giám sát, kiểm tra, xử lý y tế và cấp chứng nhận cho các đối tượng kiểm dịch y tế; sử dụng con dấu tiếng Anh về kiểm dịch y tế trong hoạt động kiểm dịch y tế biên giới theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì trong hoạt động kiểm dịch y tế biên giới thì Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh sử dụng con dấu tiếng Anh về kiểm dịch y tế theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.
Quyết định thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh là trách nhiệm của cơ quan nào?
Tại Điều 12 Thông tư 26/2017/TT-BYT có quy định về trách nhiệm của Sở y tế thì:
Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh theo lộ trình, kế hoạch, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương và theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?