Tại trường phổ thông dân tộc nội trú thực hiện công tác nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh như thế nào?
- Tại trường phổ thông dân tộc nội trú thực hiện công tác nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh như thế nào?
- Học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng chế độ ưu đãi về nuôi dưỡng và chăm sóc ra sao?
- Hiệu trưởng nhà trường có các nhiệm vụ gì đối với học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú?
Tại trường phổ thông dân tộc nội trú thực hiện công tác nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh như thế nào?
Theo Điều 15 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 10/04/2023) như sau:
Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú
1. Trường PTDTNT tổ chức bếp ăn tập thể cho học sinh dân tộc nội trú đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định hiện hành. Công tác nuôi dưỡng được thực hiện công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.
2. Trường PTDTNT thực hiện công tác y tế học đường để chăm sóc sức khỏe cho học sinh dân tộc nội trú.
3. Trường PTDTNT quản lý toàn diện về học tập, ăn, ở, đi lại của học sinh dân tộc nội trú trong thời gian học tại trường; tổ chức và quản lý công tác nội trú theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tự học và thực hiện các nền nếp sinh hoạt của học sinh tại khu nội trú; giáo dục học sinh tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
Theo quy định trên, trường phổ thông dân tộc nội trú sẽ thực hiện tổ chức, quản lý công tác nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh nội trú như sau:
+ Tổ chức bếp ăn tập thể cho học sinh dân tộc nội trú đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định hiện hành. Công tác nuôi dưỡng được thực hiện công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện công tác y tế học đường để chăm sóc sức khỏe cho học sinh dân tộc nội trú.
+ Quản lý toàn diện về học tập, ăn, ở, đi lại của học sinh dân tộc nội trú trong thời gian học tại trường; tổ chức và quản lý công tác nội trú theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tự học và thực hiện các nền nếp sinh hoạt của học sinh tại khu nội trú; giáo dục học sinh tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Tại Điều 21 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ 10/04/2023) có quy định:
Thực hiện chương trình và các hoạt động giáo dục
Trường PTDTNT thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục của cấp học phổ thông tương ứng được quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành, ngoài ra còn thực hiện chương trình và các hoạt động giáo dục đặc thù sau:
1. Trường PTDTNT tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ chương trình giáo dục và kế hoạch thời gian năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của nhà trường và đối tượng học sinh.
2. Tổ chức, quản lý công tác nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh nội trú gồm:
a) Tổ chức bếp ăn tập thể cho học sinh đảm bảo dinh dưỡng theo đúng chế độ học bổng được cấp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định. Hoạt động nuôi dưỡng được thực hiện công khai, dân chủ, tôn trọng phong tục tập quán tiến bộ của các dân tộc;
b) Chăm sóc sức khỏe học sinh nội trú và giáo dục học sinh biết tự chăm sóc bản thân;
c) Tổ chức và quản lý học sinh trong khu nội trú của trường; tự học của học sinh ngoài giờ chính khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Giáo dục học sinh tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
3. Hoạt động lao động, văn hóa, văn nghệ, thể thao gồm:
a) Lao động công ích, tăng gia sản xuất để cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của học sinh;
b) Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao: sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động theo chủ đề, chủ điểm, tham quan du lịch, lễ hội, tết dân tộc; giao lưu văn hóa và các hoạt động xã hội khác nhằm giáo dục lòng yêu nước, đạo đức, lối sống, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh.
4. Phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn để tổ chức giáo dục nghề nghiệp theo nhu cầu của học sinh, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Theo đó trường phổ thông dân tộc nội trú sẽ thực hiện tổ chức, quản lý công tác nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh nội trú như sau:
- Tổ chức bếp ăn tập thể cho học sinh đảm bảo dinh dưỡng theo đúng chế độ học bổng được cấp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định. Hoạt động nuôi dưỡng được thực hiện công khai, dân chủ, tôn trọng phong tục tập quán tiến bộ của các dân tộc;
- Chăm sóc sức khỏe học sinh nội trú và giáo dục học sinh biết tự chăm sóc bản thân;
- Tổ chức và quản lý học sinh trong khu nội trú của trường; tự học của học sinh ngoài giờ chính khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Giáo dục học sinh tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
Tại trường phổ thông dân tộc nội trú thực hiện công tác nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh như thế nào? (Hình từ Internet)
Học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng chế độ ưu đãi về nuôi dưỡng và chăm sóc ra sao?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư liên tịch 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT thì học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng chế độ ưu đãi về nuôi dưỡng và chăm sóc như sau:
(1) Học sinh khi nhập trường được Nhà trường trang cấp bằng hiện vật 1 lần một số đồ dùng cá nhân, gồm:
- Chăn bông cá nhân;
- Màn cá nhân;
- Áo bông;
- Chiếu cá nhân;
- Nilon đi mưa;
- Quần, áo dài tay (đồng phục);
(2) Chi bảo vệ sức khỏe:
- Chi mua sổ khám sức khỏe và tổ chức khám sức khỏe hàng năm cho học sinh.
- Chi mua bảo hiểm Y tế, mua thuốc thông thường cho học sinh đặt tại tủ thuốc của trường.
(3) Chi tiền điện, nước phục vụ việc học tập và sinh hoạt:
Nhà trường lập dự toán kinh phí chi về điện, nước cho học tập và sinh hoạt của học sinh như sau:
- Điện thắp sáng: bình quân 25KW/tháng/học sinh theo giá điện quy định tại địa phương.
- Nước sinh hoạt: bình quân 4m3 nước/tháng/học sinh theo giá quy định tại địa phương.
Nơi chưa có điều kiện cung cấp các dịch vụ điện, nước hoặc bị lũ lụt, thiên tai bị mất điện thì nhà trường được chi để mua đèn dầu thắp sáng, chi dùng cho việc lắp máy nước hoặc đào giếng. Không cấp phát tiền điện, nước cho từng cá nhân.
(4) Chi nhà ăn tập thể: Hàng năm nhà trường được mua sắm bổ sung, sửa chữa dụng cụ nhà ăn tập thể với mức 50.000 đồng/học sinh/năm.
(5) Chi hoạt động văn thể:
- Mỗi lớp được cấp:
+ Một tờ báo địa phương;
+ Một tờ báo của thanh thiếu niên hoặc báo “Giáo dục và thời đại” hoặc tập san văn nghệ dành cho các dân tộc phục vụ cho hoạt động giáo dục đặc thù của nhà trường.
- Chi các hoạt động vui chơi giải trí: các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao, các hoạt động tuyên truyền và cổ động mang tính quần chúng của nhà trường (dự toán chi trong phạm vi 5% quỹ học bổng của học sinh).
Hiệu trưởng nhà trường có các nhiệm vụ gì đối với học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú?
Theo quy định tại Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 10/04/2023), hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú có những nhiệm vụ sau:
+ Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc.
+ Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của trường PTDTNT quy định tại Điều 3 của Quy chế này.
+ Tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc thiểu số ở địa phương.
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù phù hợp với học sinh dân tộc nội trú quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 của Quy chế này.
+ Phối hợp với chính quyền, các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú.
+ Được bồi dưỡng về phương pháp giáo dục, chăm sóc và quản lý học sinh dân tộc nội trú.
Trước đây, theo Điều 14 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ 10/04/2023) thì đối với học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú, hiệu trưởng nhà trường có các nhiệm vụ như sau:
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc nội trú.
- Tích cực tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh các dân tộc thiểu số ở địa phương.
- Tổ chức thực hiện chương trình và các hoạt động giáo dục phù hợp với học sinh phổ thông dân tộc nội trú.
- Phối hợp với chính quyền, các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương trong việc quản lí, nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe học sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?