Tải về 05 mẫu biên bản thỏa thuận thông dụng? Biên bản thỏa thuận là gì? Biên bản thỏa thuận không được vi phạm những gì?
Biên bản thỏa thuận là gì? Biên bản thỏa thuận không được vi phạm những gì?
Biên bản thỏa thuận là gì?
Biên bản thỏa thuận là một tài liệu pháp lý được lập ra nhằm ghi nhận những nội dung đã được các bên tham gia thống nhất với nhau về một vấn đề cụ thể. Đây là căn cứ để xác nhận sự đồng ý của các bên liên quan, đồng thời có thể được sử dụng để giải quyết tranh chấp nếu phát sinh trong tương lai.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Biên bản thỏa thuận không được vi phạm những gì?
Biên bản thỏa thuận không được vi phạm những gì thì căn cứ quy định tại Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Như vậy, về nguyên tắc, biên bản thỏa thuận không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
Tải về 05 mẫu biên bản thỏa thuận thông dụng? Biên bản thỏa thuận là gì? Biên bản thỏa thuận không được vi phạm những gì? (Hình từ Internet)
Tải về 05 mẫu biên bản thỏa thuận mới nhất?
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản có liên quan không quy định về biên bản thỏa thuận, tuy nhiên, các bên có thể tham khảo một số mẫu biên bản thỏa thuận thông dụng sau đây:
TẢI VỀ Mẫu biên bản thỏa thuận dùng chung (Mẫu 1)
TẢI VỀ Mẫu biên bản thỏa thuận trả nợ (Mẫu 2)
TẢI VỀ Mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác 3 bên (Mẫu 3)
TẢI VỀ Mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác kinh doanh (Mẫu 4)
TẢI VỀ Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại (Mẫu 5)
Người gây thiệt hại có bồi thường thiệt hại khi thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng không?
Căn cứ quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối chiếu với quy định trên, có thể thấy trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng thì người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác).
Lưu ý: Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
(1) Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
(2) Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
(3) Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
(4) Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
(5) Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?