Tải về 2 mẫu công văn phúc đáp chuẩn pháp lý? Công văn phúc đáp là gì? Công văn phúc đáp là văn bản hành chính?

Tải về 2 mẫu công văn phúc đáp chuẩn nhất hiện nay? Công văn phúc đáp là gì? Công văn phúc đáp có phải là văn bản hành chính? Thể thức và kỹ thuật trình bày công văn phúc đáp được quy định như thế nào?

Công văn phúc đáp là gì? Công văn phúc đáp có phải là văn bản hành chính?

Công văn phúc đáp có phải là văn bản hành chính?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về các loại văn bản hành chính như sau:

Các loại văn bản hành chính
Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.

Như vậy, công văn phúc đáp là một loại văn bản hành chính.

Công văn phúc đáp là gì?

Công văn phúc đáp là một loại văn bản hành chính được sử dụng để trả lời, phản hồi lại nội dung của một công văn hoặc yêu cầu mà tổ chức, cá nhân, hoặc cơ quan khác đã gửi trước đó.

Công văn phúc đáp thường nhằm mục đích cung cấp thông tin, giải quyết các thắc mắc, xác nhận nội dung hoặc đưa ra hướng xử lý liên quan đến vấn đề được nêu trong công văn gốc.

Nội dung chính của công văn phúc đáp thường bao gồm:

- Thông tin mở đầu:

+ Nêu rõ công văn, yêu cầu hoặc nội dung được phản hồi (trích dẫn số hiệu và ngày tháng của công văn gốc).

+ Lý do gửi công văn phúc đáp.

- Nội dung chính:

+ Trình bày rõ ràng, cụ thể câu trả lời hoặc phản hồi đối với các vấn đề được yêu cầu.

+ Nếu có đề xuất hoặc biện pháp xử lý, cần trình bày chi tiết.

- Kết luận:

+ Khẳng định cam kết hợp tác, giải quyết vấn đề hoặc sẵn sàng trao đổi thêm nếu cần.

+ Lời cảm ơn hoặc bày tỏ thiện chí (nếu phù hợp).

+ Chữ ký và thông tin liên hệ:

+ Người ký và chức vụ của người đại diện cơ quan, tổ chức.

+ Con dấu (đối với tổ chức, doanh nghiệp).

*Ví dụ về trường hợp sử dụng công văn phúc đáp

- Cơ quan nhà nước: Phúc đáp về việc xử lý hồ sơ, giấy tờ hoặc khiếu nại từ cá nhân, tổ chức.

- Doanh nghiệp: Phúc đáp đối tác về hợp đồng, đơn hàng, hoặc các yêu cầu làm rõ thông tin.

- Tổ chức: Phúc đáp liên quan đến các vấn đề hợp tác, hỗ trợ, hoặc trao đổi thông tin.

(Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)

Tải về 2 mẫu công văn phúc đáp chuẩn nhất hiện nay?

Hiện nay, pháp luật không quy định mẫu công văn phúc đáp là mẫu nào, tuy nhiên, các cơ quan, doanh nghiệp có thể tham khảo 02 mẫu công văn phúc đáp sau đây:

TẢI VỀ Mẫu công văn phúc đáp (Mẫu 1)

TẢI VỀ Mẫu công văn phúc đáp (Mẫu 2)

(02 Mẫu công văn phúc đáp trên chỉ mang tính chất tham khảo, người sử dụng mẫu cần chỉnh sửa, bổ sung biểu mẫu sao cho phù hợp với nội dung cần phúc đáp)

Lưu ý: Thể thức và kỹ thuật trình bày công văn phúc đáp được quy định như sau:

(A) Về thể thức

Tại Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về thể thức văn bản như sau:

- Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.

- Thể thức văn bản hành chính (công văn) bao gồm các thành phần chính:

(1) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

(3) Số, ký hiệu của văn bản.

(4) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

(5) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

(6) Nội dung văn bản.

(7) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

(8) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.

(9) Nơi nhận.

Ngoài các thành phần nêu trên, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác gồm:

(10) Phụ lục.

(11) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.

(12) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.

(13) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.

(B) Về kỹ thuật trình bày

Kỹ thuật trình bày Công văn bao gồm: Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, vị trí trình bày các thành phần thể thức, số trang văn bản. Kỹ thuật trình bày Công văn được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

- Khổ giấy: Khổ A4 (210 mm x 297 mm).

- Kiểu trình bày: Theo chiều dài của khổ A4. Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng.

- Định lề trang: Cách mép trên và mép dưới 20 - 25 mm, cách mép trái 30 - 35 mm, cách mép phải 15 - 20 mm.

- Phông chữ: Phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, màu đen.

- Cỡ chữ và kiểu chữ: Theo quy định cụ thể cho từng yếu tố thể thức.

- Vị trí trình bày các thành phần thể thức: Được thực hiện theo Mục IV Phần I Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP.

- Số trang văn bản: Được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất.

Tải về 2 mẫu công văn phúc đáp chuẩn pháp lý? Công văn phúc đáp là gì? Công văn phúc đáp là văn bản hành chính?

Tải về 2 mẫu công văn phúc đáp chuẩn pháp lý? Công văn phúc đáp là gì? Công văn phúc đáp là văn bản hành chính? (Hình từ Internet)

Việc cấp số và thời gian ban hành văn bản được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 15 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, việc cấp số và thời gian ban hành văn bản được quy định cụ thể như sau:

(1) Số và thời gian ban hành văn bản được lấy theo thứ tự và trình tự thời gian ban hành văn bản của cơ quan, tổ chức trong năm (bắt đầu liên tiếp từ số 01 vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm). Số và ký hiệu văn bản của cơ quan, tổ chức là duy nhất trong một năm, thống nhất giữa văn bản giấy và văn bản điện tử.

- Việc cấp số văn bản quy phạm pháp luật: Mỗi loại văn bản quy phạm pháp luật được cấp hệ thống số riêng.

- Việc cấp số văn bản chuyên ngành do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định.

- Việc cấp số văn bản hành chính do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.

(2) Đối với văn bản giấy, việc cấp số, thời gian ban hành được thực hiện sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn bản mật được cấp hệ thống số riêng.

(3) Đối với văn bản điện tử, việc cấp số, thời gian ban hành được thực hiện bằng chức năng của Hệ thống.

Mẫu công văn TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN MẪU CÔNG VĂN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tải về 2 mẫu công văn phúc đáp chuẩn pháp lý? Công văn phúc đáp là gì? Công văn phúc đáp là văn bản hành chính?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mẫu công văn
670 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mẫu công văn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mẫu công văn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào