Tải về File excel báo cáo tổng hợp hàng tồn kho mới nhất? Báo cáo tổng hợp tồn kho được sử dụng để làm gì?
Báo cáo tổng hợp hàng tồn kho là gì? Báo cáo tổng hợp hàng tồn kho được sử dụng để làm gì?
Báo cáo tổng hợp hàng tồn kho là tài liệu tài chính quan trọng được sử dụng trong quản lý kinh doanh, cung cấp thông tin chi tiết về số lượng và giá trị của hàng hóa, nguyên vật liệu hiện đang được lưu trữ trong kho của doanh nghiệp. Phân tích chi tiết về tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, mức độ sử dụng hàng tồn kho, các khoản chi phí liên quan đến việc quản lý và duy trì hàng tồn kho,...
Báo cáo tổng hợp hàng tồn kho được sử dụng để cung cấp tổng quan chi tiết về số lượng và giá trị hàng hóa trong kho; hỗ trợ quản lý quyết định kinh doanh như lập kế hoạch mua hàng, quản lý dòng tiền, kiểm soát chi phí; đánh giá hiệu quả quản lý kho và khả năng luân chuyển hàng tồn; xác định các mặt hàng cần điều chỉnh chiến lược kinh doanh,...
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Tải về File excel báo cáo tổng hợp hàng tồn kho mới nhất? Hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm những gì?
Tham khảo Mẫu Báo cáo tổng hợp hàng tồn kho File excel dưới đây:
TẢI VỀ Mẫu Báo cáo tổng hợp hàng tồn kho
Theo Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau:
Nguyên tắc kế toán Hàng tồn kho
1. Nhóm tài khoản hàng tồn kho được dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động hàng tồn kho của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên) hoặc được dùng để phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ kế toán của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
2. Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm:
- Hàng mua đang đi trên đường;
- Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ;
- Sản phẩm dở dang;
- Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;
- Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.
Đối với sản phẩm dở dang, nếu thời gian sản xuất, luân chuyển vượt quá một chu kỳ kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn.
Đối với vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có thời gian dự trữ trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn.
Như vậy, hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm:
- Hàng mua đang đi trên đường;
- Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ;
- Sản phẩm dở dang;
- Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;
- Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.
Đối với sản phẩm dở dang, nếu thời gian sản xuất, luân chuyển vượt quá một chu kỳ kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn.
Đối với vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có thời gian dự trữ trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn.
Tải về File excel báo cáo tổng hợp hàng tồn kho mới nhất? Báo cáo tổng hợp tồn kho được sử dụng để làm gì? (hình từ internet)
Doanh nghiệp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp nào?
Theo khoản 9 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định khi xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, doanh nghiệp áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp tính theo giá đích danh: Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
- Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
- Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
+ Mỗi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ, năng lực nghiệp vụ và trình độ trang bị công cụ tính toán, phương tiện xử lý thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu bảo quản, tính phức tạp về chủng loại, quy cách và sự biến động của vật tư, hàng hóa ở doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 12 chi tiết?
- Hợp đồng dự án PPP có bao gồm nội dung bảo đảm thực hiện hợp đồng? Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án PPP bao gồm?
- Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sắm hàng hóa 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ?
- Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định HIV dương tính tại cấp trung ương từ 15/12/2024 ra sao?
- Mẫu quyết định khen thưởng tập thể phòng ban xuất sắc, nhân viên xuất sắc cuối năm? Tải mẫu tại đâu?