Tải về mẫu danh sách phát thẻ đảng viên của huyện ủy hoặc tương đương chuẩn nghiệp vụ công tác đảng viên?
Tải về mẫu danh sách phát thẻ đảng viên của huyện ủy hoặc tương đương chuẩn nghiệp vụ công tác đảng viên?
Mẫu danh sách phát thẻ đảng viên của huyện ủy hoặc tương đương là Mẫu 1A-TĐV ban hành kèm theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022.
>> Tải về Mẫu danh sách phát thẻ đảng viên của huyện ủy hoặc tương đương chuẩn nghiệp vụ công tác đảng viên
>> Xem thêm các mẫu khác cùng chủ đề:
Tải về Mẫu Lý lịch đảng viên
Tải về Mẫu Khai và chứng nhận lý lịch của người xin vào Đảng
Tải về Mẫu Khai Phiếu đảng viên
Tải về Mẫu Khai phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên
Tải về mẫu danh sách phát thẻ đảng viên của huyện ủy hoặc tương đương chuẩn nghiệp vụ công tác đảng viên? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách ghi mẫu danh sách phát thẻ đảng viên của huyện ủy hoặc tương đương chuẩn nghiệp vụ công tác đảng viên?
Hướng dẫn cách ghi mẫu danh sách phát thẻ đảng viên của huyện ủy hoặc tương đương chuẩn nghiệp vụ công tác đảng viên theo quy định tại Mẫu 1A-TĐV ban hành kèm theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 như sau:
- Cột 1 “Số thẻ đảng viên”: Ghi số thẻ đảng viên (liên tục, từ nhỏ đến lớn).
- Cột 2 “Họ và tên đang dùng”: Ghi họ và tên đang dùng của đảng viên theo lý lịch đảng viên, bằng chữ in hoa có dấu.
- Cột 3 “Ngày, tháng, năm sinh”: Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh theo lý lịch của đảng viên.
- Cột 4 “Quê quán”: Ghi đầy đủ xã, huyện và tương đương: dòng trên ghi xã, phường, thị trấn; dòng dưới ghi huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc thành phố, thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nếu đảng viên có quê gốc nước ngoài thì dòng trên ghi quê gốc nước ngoài, dòng dưới ghi nơi ở hiện nay.
- Cột 5, 6 “Ngày vào Đảng”, “Ngày chính thức”: Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm vào Đảng, chính thức theo lý lịch đảng viên. Nếu đảng viên được kết nạp lại, thì dòng trên ghi ngày vào đảng, ngày chính thức lần đầu; dòng dưới ghi ngày kết nạp lại, ngày chính thức của lần kết nạp lại gần nhất.
Đảng viên có nhiệm vụ như thế nào?
Nhiệm vụ của Đảng viên được quy định tại Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau:
- Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.
- Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.
Lưu ý:
Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng được quy định tại Điều 23 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau:
- Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.
- Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm công tác phát triển đảng viên.
- Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
- Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng.
Đảng uỷ cơ sở nếu được cấp uỷ cấp trên trực tiếp uỷ quyền thì được quyết định kết nạp và khai trừ đảng viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?