Tải về mẫu hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa mới nhất hiện nay? Môi giới mua bán hàng hóa là gì?
Môi giới mua bán hàng hóa là gì?
Căn cứ Điều 150 Luật Thương mại 2005 quy định về môi giới thương mại như sau:
Môi giới thương mại
Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.
Như vậy, môi giới mua bán hàng hóa có thể hiểu là hoạt động trung gian trong thương mại, nơi một cá nhân hoặc tổ chức (gọi là bên môi giới) thực hiện vai trò kết nối giữa bên mua và bên bán hàng hóa nhằm hỗ trợ họ trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.
Lưu ý: Môi giới mua bán hàng hóa là một phần trong hoạt động môi giới thương mại. Điểm khác biệt lớn nhất là phạm vi hoạt động, cụ thể như sau:
- Môi giới mua bán hàng hóa chỉ giới hạn trong giao dịch hàng hóa.
- Môi giới thương mại bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.
(*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Tải mẫu hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa mới nhất? Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng môi giới hàng hóa là gì?
Hiện nay, Luật Thương mại 2005 và các văn bản có liên quan không quy định mẫu hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa là mẫu nào, theo đó, các bên có thể tham khảo mẫu hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa sau đây:
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa
(Lưu ý: Mẫu hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Tải về mẫu hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa mới nhất hiện nay? Môi giới mua bán hàng hóa là gì? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng môi giới hàng hóa là gì?
Theo quy định tại Điều 151 và Điều 152 Luật Thương mại 2005 thì nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng môi giới hàng hóa được quy định như sau:
(1) Nghĩa vụ của bên môi giới hàng hóa:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên môi giới hàng hóa có các nghĩa vụ sau đây:
- Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;
- Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;
- Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;
- Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.
(2) Nghĩa vụ của bên được môi giới hàng hóa:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới hàng hóa có các nghĩa vụ sau đây:
- Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá;
- Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới.
Bên được môi giới hàng hóa có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng môi giới hàng hóa khi nào?
Theo quy định tại Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015, bên được môi giới hàng hóa có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng môi giới hàng hóa và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Lưu ý:
- Trường hợp bên được môi giới hàng hóa đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt.
+ Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
+ Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
- Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
- Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ về việc bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?
- Để đáp ứng điều kiện hoạt động giáo dục, trường trung học phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thế nào?
- Việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành thống kê được thực hiện trong trường hợp nào?