Tải về mẫu quyết định công nhận đoàn viên công đoàn? Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công đoàn được quy định như thế nào?
Tải về mẫu quyết định công nhận đoàn viên công đoàn?
Mẫu quyết định công nhận đoàn viên công đoàn là Mẫu số 06b ban hành kèm theo Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020.
>> Tải về mẫu quyết định công nhận đoàn viên công đoàn
Tải về mẫu quyết định công nhận đoàn viên công đoàn? Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công đoàn được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tài sản của Công đoàn là tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn đúng không?
Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn được quy định tại Điều 27 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 như sau:
Tài sản của Công đoàn
1. Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn, từ nguồn vốn của công đoàn; tài sản do Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu cho công đoàn và các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện quyền, trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật.
3. Công đoàn các cấp được Tổng Liên đoàn giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng các tài sản; chịu trách nhiệm trước Tổng Liên đoàn và trước pháp luật về việc sử dụng, quản lý các tài sản đó.
Theo đó, tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn, từ nguồn vốn của công đoàn;
Ngoài ra, tài sản của Công đoàn còn được hình thành từ tài sản do Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu cho công đoàn và các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Lưu ý:
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện quyền, trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật.
- Công đoàn các cấp được Tổng Liên đoàn giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng các tài sản; chịu trách nhiệm trước Tổng Liên đoàn và trước pháp luật về việc sử dụng, quản lý các tài sản đó.
Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công đoàn được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công đoàn được quy định tại Điều 5 Điều lệ Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 như sau:
(1) Nhiệm vụ
- Liên hệ mật thiết với đoàn viên và người lao động; lắng nghe ý kiến, kiến nghị của đoàn viên và người lao động để giải quyết hoặc báo cáo, phản ánh kịp thời với người có thẩm quyền xem xét giải quyết.
- Tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế của đơn vị; tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Nêu gương về mọi mặt đối với đoàn viên và người lao động; tích cực bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
- Đại diện người lao động đối thoại, thương lượng tập thể theo quy định của pháp luật.
- Phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
- Đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của công đoàn các cấp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do tổ chức công đoàn phân công.
(2) Quyền hạn
- Là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động.
- Được thực hiện các quyền của cán bộ công đoàn theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước và các quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Được bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật. Được tổ chức công đoàn bảo vệ, giúp đỡ, hỗ trợ khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác công đoàn.
- Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn.
- Cán bộ công đoàn không chuyên trách khi có đủ điều kiện theo quy định và có nguyện vọng, được xem xét ưu tiên tuyển dụng làm cán bộ công đoàn chuyên trách.
Lưu ý:
Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam được quy định tại Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 như sau:
- Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam và người Việt Nam lao động tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập Công đoàn Việt Nam.
- Khuyến khích người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam, tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
- Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn chi tiết Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?