Tài xế xe ô tô để hàng hóa trong khoang chở hành khách có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền? Có bị tước giấy phép lái xe không?
Tài xế xe ô tô để hàng hóa trong khoang chở hành khách thì có vi phạm quy định an toàn giao thông không?
Trách nhiệm của người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách được quy định tại Điều 70 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Trách nhiệm của người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách
1. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi khởi hành.
2. Có thái độ văn minh, lịch sự, hướng dẫn hành khách ngồi đúng nơi quy định.
3. Kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa bảo đảm an toàn.
4. Có biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của hành khách đi xe, giữ gìn trật tự, vệ sinh trong xe.
5. Đóng cửa lên xuống của xe trước và trong khi xe chạy.
Theo quy định thì tài xế xe ô tô vận tải hành khách có trách nhiệm phải kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa bảo đảm an toàn.
Đồng thời, tài xế xe ô tô phải có biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của hành khách đi xe, giữ gìn trật tự, vệ sinh trong xe.
Việc để hàng hóa trong khoang chở hành khác sẽ không đảm bảo được việc sắp xếp hay buộc hàng hóa theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, trong quá trình di chuyển việc để hàng hóa trong khoang chở hành khách có thể sẽ xảy ra tai nạn không đáng có cho hành khách do hàng hóa không được sắp xếp, hay buộc kỹ.
Bên cạnh đó, tại Điều 68 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định rõ như sau:
Vận tải hành khách bằng xe ô tô
1. Người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành các quy định sau đây:
a) Đón, trả hành khách đúng nơi quy định;
b) Không chở hành khách trên mui, trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe;
c) Không chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách;
d) Không chở hành khách, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, số người theo quy định;
e) Không để hàng hóa trong khoang chở hành khách; có biện pháp giữ gìn vệ sinh trong xe.
...
Như vậy, việc tài xế xe ô tô để hàng hóa trong khoang chở hành khách là hành vi vi phạm quy đinh pháp luật về an toàn giao thông.
Tài xế xe ô tô để hàng hóa trong khoang chở hành khách có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền? Có bị tước giấy phép lái xe không? (Hình từ Internet)
Tài xế xe ô tô để hàng hóa trong khoang chở hành khách bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với tài xế xe ô tô để hàng hóa cùng khoang với hành khách được quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy;
b) Để người ngồi trên xe khi xe lên, xuống phà, cầu phao hoặc khi xe đang ở trên phà (trừ người già yếu, người bệnh, người khuyết tật);
c) Không chạy đúng tuyến đường, lịch trình, hành trình vận tải quy định;
d) Để người mắc võng nằm trên xe hoặc đu bám ở cửa xe, bên ngoài thành xe khi xe đang chạy;
đ) Sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách;
...
Theo quy định vừa nêu thì tài xế xe ô tô có hành vi để hàng hóa trong khoang chở hành khách có thể bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
Tài xế xe ô tô để hàng hóa trong khoang chở hành khách có bị tước giấy phép lái xe hay không?
Căn cứ khoản 8 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm d khoản 12 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
...
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 7a Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này (trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện) bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 6, điểm b khoản 7 Điều này bị tịch thu phù hiệu (biển hiệu) đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
...
Theo đó, pháp luật không quy định về việc tước giấy phép lái xe đối với tài xế xe ô tô có hành vi để hàng hóa trong khoang chở hành khách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?