Tài xế xe ô tô đỗ xe trước cổng cơ quan nhà nước bị phạt bao nhiêu tiền? Cảnh sát trật tự có quyền xử phạt hành chính đối với tài xế xe ô tô này không?

Mình muốn hỏi, tài xế xe ô tô có được đỗ xe trước cổng cơ quan nhà nước không? Tài xế xe ô tô đỗ xe trước cổng cơ quan nhà nước bị phạt bao nhiêu tiền? Cảnh sát trật tự có quyền xử phạt hành chính đối với tài xế xe ô tô đỗ xe trước cổng cơ quan nhà nước không? Câu hỏi của anh Minh Hoàng tại Quảng Bình.

Tài xế xe ô tô có được đỗ xe trước cổng cơ quan nhà nước không?

Căn cứ theo khoản 2 và điểm h khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường bộ như sau:

Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
...
2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh...
4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
g) Nơi dừng của xe buýt;
h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

Theo đó, đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

Tài xế xe ô tô khi đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện các quy định được nêu cụ thể tại khoản 3 trên. Đồng thời, không được đỗ xe tại vị trí trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.

Như vậy, tài xế xe ô tô không được đỗ xe trước cổng cơ quan nhà nước.

xe ô tô

Đỗ xe ô tô trước cổng cơ quan nhà nước (Hình từ Internet)

Tài xế xe ô tô đỗ xe trước cổng cơ quan nhà nước bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo điểm đ khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
đ) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa;

Theo quy định trên, tài xế xe ô tô đỗ xe trước cổng cơ quan nhà nước hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào có thể bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Cảnh sát trật tự có quyền xử phạt hành chính đối với tài xế xe ô tô đỗ xe trước cổng cơ quan nhà nước không?

Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định

Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điểm đ, điểm g khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm c khoản 8; khoản 9; khoản 10 Điều 5;
...

Theo quy định trên, Cảnh sát trật tự trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ thì có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi đỗ xe trước cổng cơ quan nhà nước đối với tài xế xe ô tô.

Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

14,944 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào