Tạm đình chỉ thi hành quyết định của Tòa án bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong vụ án hình sự được thực hiện như thế nào?
- Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định của Tòa án bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong vụ án hình sự được lập theo mẫu nào?
- Tạm đình chỉ thi hành quyết định của Tòa án bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong vụ án hình sự được thực hiện như thế nào?
- Quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với quyết định của Tòa án trong vụ án hình sự có những nội dung nào?
- Nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với quyết định của Tòa án trong vụ án hình sự thì người có quyền kháng nghị cần làm gì?
Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định của Tòa án bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong vụ án hình sự được lập theo mẫu nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 58 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây là gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Quyết định kháng nghị
...
2. Việc tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo Điều 377 Bộ luật Tố tụng hình sự. Quyết định tạm đình chỉ được lập theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát.
Như vậy, quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định của Tòa án bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong vụ án hình sự được lập theo mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát.
Tạm đình chỉ thi hành quyết định của Tòa án (Hình từ Internet)
Tạm đình chỉ thi hành quyết định của Tòa án bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong vụ án hình sự được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 377 Bộ luật Tố tụng hình sư 2015 quy định như sau:
Tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm
Người ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó.
Quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm phải gửi cho Tòa án, Viện kiểm sát nơi đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và cơ quan thi hành án có thẩm quyền.
Theo đó, tạm đình chỉ thi hành quyết định của Tòa án bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong vụ án hình sự được thực hiện như sau:
Người ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó.
Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm phải gửi cho Tòa án, Viện kiểm sát nơi đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và cơ quan thi hành án có thẩm quyền.
Quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với quyết định của Tòa án trong vụ án hình sự có những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 58 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Quyết định kháng nghị
1. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm phải nêu rõ lý do, căn cứ, điều kiện, quan điểm giải quyết vụ án và có đầy đủ nội dung theo Điều 378 Bộ luật Tố tụng hình sự; được lập theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát.
...
Và căn cứ theo Điều 378 Bộ luật Tố tụng hình sư 2015 quy định như sau:
Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm có các nội dung chính:
1. Số, ngày, tháng, năm của quyết định;
2. Người có thẩm quyền ra quyết định;
3. Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định bị kháng nghị;
4. Nhận xét, phân tích những vi phạm pháp luật, sai lầm của bản án, quyết định bị kháng nghị;
5. Căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị;
6. Quyết định kháng nghị toàn bộ hay một phần bản án, quyết định;
7. Tên của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án;
8. Yêu cầu của người kháng nghị.
Do đó, quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với quyết định của Tòa án trong vụ án hình sự phải nêu rõ lý do, căn cứ, điều kiện, quan điểm giải quyết vụ án và có đầy đủ nội dung được quy định như trên.
Nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với quyết định của Tòa án trong vụ án hình sự thì người có quyền kháng nghị cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 379 Bộ luật Tố tụng hình sư 2015 quy định như sau:
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì người có quyền kháng nghị phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị biết rõ lý do của việc không kháng nghị.
Như vậy, nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với quyết định của Tòa án trong vụ án hình sự thì người có quyền kháng nghị phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị biết rõ lý do của việc không kháng nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?