Tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc tranh chấp lao động nhằm phục vụ điều tra được không?
- Người nước ngoài có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc tranh chấp lao động tại Việt Nam có bị tạm hoãn xuất cảnh hay không?
- Bộ trưởng Bộ Công an có quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc tranh chấp lao động tại Việt Nam không?
- Người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh khỏi Việt Nam trong bao lâu?
Người nước ngoài có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc tranh chấp lao động tại Việt Nam có bị tạm hoãn xuất cảnh hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 có quy định về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh và thời gian tạm hoãn xuất cảnh như sau:
Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh và thời hạn tạm hoãn xuất cảnh
1. Người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình;
b) Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh;
c) Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;
d) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
đ) Vì lý do quốc phòng, an ninh.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, người nước ngoài đang là người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc tranh chấp lao động tại Việt Nam thì có thể bị tạm hoãn xuất cảnh.
Cần lưu ý rằng, các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị dẫn giải ra nước ngoài để cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 25 của Luật Tương trợ tư pháp 2007.
Người nước ngoài có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc tranh chấp lao động tại Việt Nam có bị tạm hoãn xuất cảnh hay không? (Hình từ Internet).
Bộ trưởng Bộ Công an có quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc tranh chấp lao động tại Việt Nam không?
Căn cứ theo Điều 29 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh như sau:
Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh
1. Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 28 của Luật này.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 của Luật này trong trường hợp sau đây:
a) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an;
b) Theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
5. Người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm ra quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh ngay sau khi điều kiện tạm hoãn không còn.
6. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh được gửi ngay cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và công bố cho người bị tạm hoãn xuất cảnh để thực hiện.
7. Sau khi nhận được quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Như vậy, theo quy định này, Bộ trưởng Bộ Công an không có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc tranh chấp lao động tại Việt Nam.
Mặt khác, thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc tranh chấp lao động tại Việt Nam thuộc về Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh khỏi Việt Nam trong bao lâu?
Tạm hoãn xuất cảnh là việc người có thẩm quyền của Việt Nam quyết định tạm dừng xuất cảnh có thời hạn đối với người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
Về thời hạn tạm hoãn xuất cảnh khỏi Việt Nam của người nước ngoài thì tại khoản 3 Điều 28 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 có quy định như sau:
Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh và thời hạn tạm hoãn xuất cảnh
...
3. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 03 năm và có thể gia hạn.
Như vậy, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 03 năm và có thể gia hạn theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?