Tạm quản hàng hóa được áp dụng cho những hàng hóa nào? Điều kiện để áp dụng tạm quản hàng hóa là gì?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề tạm quản hàng hóa. Cho tôi hỏi tạm quản hàng hóa được áp dụng cho những hàng hóa nào? Điều kiện để áp dụng tạm quản hàng hóa là gì? Câu hỏi của chị Diễm My ở Hà Giang.

Tạm quản hàng hóa được áp dụng cho những hàng hóa nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định về hàng hóa được tạm quản như sau:

Hàng hóa tạm quản
1. Các hàng hóa sau đây được tạm quản
a) Hàng hóa để trưng bày tại sự kiện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này;
b) Hàng hóa sử dụng tại sự kiện bao gồm: hàng hóa cần thiết cho mục đích giới thiệu máy móc nước ngoài hoặc thiết bị trưng bày; vật liệu xây dựng và trang trí, kể cả thiết bị điện cho gian hàng, quầy hàng; vật liệu quảng cáo và trưng bày để giới thiệu hàng hóa;
c) Trang thiết bị bao gồm thiết bị phiên dịch, thiết bị ghi âm thanh và hình ảnh, phim mang tính giáo dục, khoa học và văn hóa sử dụng tại sự kiện.
...

Theo đó, tạm quản hàng hóa được áp dụng cho hàng hóa để trưng bày tại sự kiện; hàng hóa sử dụng tại sự kiện và trang thiết bị.

Hàng hóa sử dụng tại sự kiện bao gồm: hàng hóa cần thiết cho mục đích giới thiệu máy móc nước ngoài hoặc thiết bị trưng bày; vật liệu xây dựng và trang trí, kể cả thiết bị điện cho gian hàng, quầy hàng; vật liệu quảng cáo và trưng bày để giới thiệu hàng hóa.

Trang thiết bị bao gồm thiết bị phiên dịch, thiết bị ghi âm thanh và hình ảnh, phim mang tính giáo dục, khoa học và văn hóa sử dụng tại sự kiện.

Hàng hóa tạm quản

Hàng hóa tạm quản (Hình từ Internet)

Điều kiện để áp dụng tạm quản hàng hóa là gì?

Theo Điều 5 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện áp dụng tạm quản như sau:

Điều kiện áp dụng tạm quản
1. Hàng hóa tạm quản phải tuân thủ các chính sách về quản lý đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập của pháp luật.
2. Hàng hóa tạm quản phải phù hợp với mục đích tổ chức, tham gia sự kiện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này và được nhận diện bằng số seri hoặc đặc điểm, dấu hiệu nhận diện riêng.
3. Người khai hải quan sử dụng sổ ATA còn hiệu lực theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và được cấp bởi cơ quan cấp sổ ATA để thực hiện thủ tục hải quan.

Theo quy định trên, điều kiện để áp dụng tạm quản hàng hóa là hàng hóa tạm quản phải tuân thủ các chính sách về quản lý đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập của pháp luật.

Và hàng hóa tạm quản phải phù hợp với mục đích tổ chức, tham gia sự kiện và được nhận diện bằng số seri hoặc đặc điểm, dấu hiệu nhận diện riêng.

Đồng thời người khai hải quan sử dụng sổ ATA còn hiệu lực và được cấp bởi cơ quan cấp sổ ATA để thực hiện thủ tục hải quan.

Hàng hóa tạm quản chỉ được phép sử dụng tại các sự kiện ở Việt Nam khi đáp ứng những điều kiện nào?

Căn cứ khoản 7 Điều 3 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định về sự kiện như sau:

Sự kiện quy định tại Nghị định này là:
a) Triển lãm, hội chợ, trình diễn, trưng bày về thương mại, công nghệ, công nghiệp, nông nghiệp, thủ công, từ thiện, thể thao, văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật, khoa học, giáo dục, tôn giáo và du lịch;
b) Hội nghị, hội thảo quốc tế, các cuộc họp chính thức và các buổi tưởng niệm.
Các sự kiện quy định tại khoản này không áp dụng trong trường hợp cá nhân tạm quản hàng hóa để bán cho nước ngoài.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định về hàng hóa tạm quản như sau:

Hàng hóa tạm quản
...
2. Hàng hóa tạm quản theo quy định tại Nghị định này trong thời gian tham gia các sự kiện không được sử dụng cho mục đích khác. Khi kết thúc sự kiện, hàng hóa tạm quản phải được tái xuất, tái nhập hoặc thực hiện các thủ tục chuyên tiêu thụ nội địa, thay đổi mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật.
Hàng hóa tạm quản chỉ được phép sử dụng tại các sự kiện ở Việt Nam sau khi hoàn thành thủ tục tạm nhập theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

Như vậy, hàng hóa tạm quản theo quy định tại Nghị định này trong thời gian tham gia các sự kiện không được sử dụng cho mục đích khác.

Khi kết thúc sự kiện, hàng hóa tạm quản phải được tái xuất, tái nhập hoặc thực hiện các thủ tục chuyên tiêu thụ nội địa, thay đổi mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật.

Và hàng hóa tạm quản chỉ được phép sử dụng tại các sự kiện ở Việt Nam sau khi hoàn thành thủ tục tạm nhập.

Tạm quản hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tạm quản hàng hóa là gì? Hàng hóa để trưng bày tại triển lãm về thương mại có được tạm quản hàng hóa không?
Pháp luật
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản được thực hiện tại địa điểm nào? Người khai hải quan có những quyền và nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Khoản bảo đảm hàng hóa tạm quản để cấp sổ ATA là bao nhiêu? Thời hạn bảo đảm hàng hóa tối đa là bao lâu?
Pháp luật
Hàng hóa tạm quản có được miễn thuế không? Nếu có thì cơ quan thực hiện miễn thuế đối với hàng hóa tạm quản là cơ quan nào?
Pháp luật
Thời hạn tạm quản hàng hóa sẽ là bao lâu? Tạm quản hàng hóa được kết thúc trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Tạm quản hàng hóa được áp dụng cho những hàng hóa nào? Điều kiện để áp dụng tạm quản hàng hóa là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tạm quản hàng hóa
1,077 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tạm quản hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tạm quản hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào