Tần suất Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, cập nhật, điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được quy định như thế nào?
- Tần suất Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, cập nhật, điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được quy định như thế nào?
- Nhiệm vụ xác lập Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng trong Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021 - 2030 được quy định như thế nào?
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học?
Tần suất Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, cập nhật, điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được quy định như thế nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 9 Nghị định 66/2019/NĐ-CP quy định về điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng:
Theo đó, định kỳ 05 năm một lần hoặc trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, cập nhật, điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng trên phạm vi cả nước;
Lưu ý: trong trường hợp có biến động về diện tích các vùng đất ngập nước quan trọng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ có liên quan gửi kết quả thống kê, kiểm kê vùng đất ngập nước về Bộ Tài nguyên và Môi trường cập nhật, điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng.
Hay nói cách khác, tần suất Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, cập nhật, điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng là định kỳ 05 năm một lần.
Ngoài ra, danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng có các nội dung cơ bản sau:
- Tên, vị trí địa lý, ranh giới và tọa độ của vùng đất ngập nước;
- Diện tích vùng đất ngập nước và các kiểu đất ngập nước;
- Tiêu chí đáp ứng vùng đất ngập nước quan trọng và phân cấp vùng đất ngập nước quan trọng;
- Hình thức quản lý, bảo tồn vùng đất ngập nước.
Tần suất Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, cập nhật, điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ xác lập Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng trong Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021 - 2030 được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ thống kê, kiểm kê các vùng đất ngập nước và điều tra, xác lập Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng trong Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021 - 2030 được quy định tại Điều 1 Quyết định 1975/QĐ-TTg năm 2021, cụ thể:
- Tiến hành thống kê, kiểm kê diện tích các vùng đất ngập nước trên phạm vi toàn quốc;
- Điều tra, xác lập danh mục, xây dựng bản đồ và công bố các vùng đất ngập nước quan trọng ở Việt Nam;
- Điều tra, đánh giá hiện trạng các vùng đất ngập nước quan trọng trên toàn quốc, bao gồm:
+ Hiện trạng tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, đa dạng sinh học; dịch vụ hệ sinh thái;
+ Hiện trạng quản lý;
+ Các mối đe dọa đến các vùng đất ngập nước;
+ Xác lập các ưu tiên quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng đến năm 2030;
- Xác định các vùng đất ngập nước quan trọng dễ bị tổn thương bởi tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, các yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu và có chế độ ưu tiên trong việc quản lý, bảo tồn các vùng đất ngập nước này.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học?
Theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Nghị định 68/2022/NĐ-CP thì Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học như sau:
- Tổ chức lập, trình phê duyệt, công bố, tổ chức thực hiện và đánh giá việc thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh quốc gia học theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên trên phạm vi toàn quốc theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành lập khu bảo tồn có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
+ Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan lập dự án và tổ chức quản lý sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia, khu di sản thiên nhiên theo phân công của Chính phủ;
+ Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập và quản lý hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên cấp tỉnh, khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn, kiểm tra công tác lưu giữ lâu dài nguồn gen và mẫu vật di truyền của loài được ưu tiên bảo vệ;
+ Hướng dẫn việc quản lý, giám sát hoạt động tiếp cận nguồn gen và tri thức truyền thống gắn với nguồn gen, sử dụng các lợi ích được chia sẻ từ việc tiếp cận nguồn gen do Nhà nước quản lý, tri thức truyền thống về nguồn gen;
+ Lập danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học;
- Lập, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền danh mục, chương trình bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
+ Tổ chức biên soạn Sách Đỏ Việt Nam;
+ Hướng dẫn việc bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực tự nhiên chưa đủ điều kiện thành lập khu bảo tồn;
+ Lập danh mục loài ngoại lai xâm hại;
+ Hướng dẫn, đánh giá khả năng xâm hại của loài ngoại lai đối với môi trường và đa dạng sinh học;
- Hướng dẫn, xây dựng và thực hiện các chương trình điều tra cơ bản, quan trắc, thống kê, kiểm kê về đa dạng sinh học;
+ Chỉ đạo xây dựng và thống nhất quản lý số liệu quan trắc về đa dạng sinh học;
+ Chủ trì lập và công bố báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học;
+ Hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương điều tra, lập báo cáo về đa dạng sinh học;
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện hoạt động đăng ký, công nhận, cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận về đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học và chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên không bao gồm chi trả dịch vụ môi trường rừng;
- Làm đầu mối quốc gia thực hiện các điều ước quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học theo phân công của Chính phủ;
+ Chỉ đạo, hướng dẫn việc lập hồ sơ đề cử công nhận và quản lý các khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar, vườn di sản của ASEAN, khu Dự trữ sinh quyển thế giới và các di sản thiên nhiên khác được tổ chức quốc tế công nhận theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?