Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm trong khuôn viên cơ sở y tế tối thiểu bao nhiêu lần một ngày?
Nguyên tắc phân loại chất thải lây nhiễm trước khi thu gom tại cơ sở y tế như nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất thải y tế là chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn thông thường, khí thải, chất thải lỏng không nguy hại và nước thải y tế.
2. Chất thải lây nhiễm là chất thải thấm, dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh.
3. Thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải y tế tạm thời hoặc về nơi xử lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định:
Phân loại chất thải y tế
...
3. Phân loại chất thải lây nhiễm:
a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: bỏ vào trong thùng hoặc hộp kháng thủng và có màu vàng;
b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: bỏ vào trong thùng có lót túi và có màu vàng;
c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: bỏ vào trong thùng có lót túi và có màu vàng;
d) Chất thải giải phẫu: bỏ vào trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;
đ) Chất thải lây nhiễm dạng lỏng: chứa trong túi kín hoặc dụng cụ lưu chứa chất lỏng và có nắp đậy kín.
...
Chất thải lây nhiễm là chất thải thấm, dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh. Thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải y tế tạm thời hoặc về nơi xử lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.
Theo đó, nguyên tắc phân loại chất thải lây nhiễm được thực hiện như sau:
- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: bỏ vào trong thùng hoặc hộp kháng thủng và có màu vàng;
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: bỏ vào trong thùng có lót túi và có màu vàng;
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: bỏ vào trong thùng có lót túi và có màu vàng;
- Chất thải giải phẫu: bỏ vào trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;
- Chất thải lây nhiễm dạng lỏng: chứa trong túi kín hoặc dụng cụ lưu chứa chất lỏng và có nắp đậy kín.
Nguyên tắc phân loại chất thải lây nhiễm trước khi thu gom tại cơ sở y tế như nào? (Hình từ Internet)
Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm trong khuôn viên cơ sở y tế tối thiểu bao nhiêu lần một ngày?
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 7 Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định:
Thu gom chất thải y tế
1. Thu gom chất thải lây nhiễm:
....
e) Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế tối thiểu một lần một ngày. Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg trong một ngày, chất thải lây nhiễm được thu gom với tần suất tối thiểu một lần một ngày, chất thải lây nhiễm sắc nhọn được thu gom tối thiểu là một lần một tháng.
Theo đó, tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế tối thiểu một lần một ngày.
Lưu ý: Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg trong một ngày, chất thải lây nhiễm được thu gom với tần suất tối thiểu một lần một ngày, chất thải lây nhiễm sắc nhọn được thu gom tối thiểu là một lần một tháng.
Thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại (mô hình cụm) không đúng quy định bị xử phạt vi phạm y tế bao nhiêu tiền?
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 31 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại và thực hiện giấy phép môi trường về xử lý chất thải nguy hại
....
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại với chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định;
b) Không lập sổ giao nhận chất thải nguy hại, sổ nhật ký vận hành hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý chất thải nguy hại; không lập sổ theo dõi số lượng, chất lượng, nguồn tiêu thụ của các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải nguy hại theo quy định;
c) Thực hiện kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại (mô hình cụm) không đúng quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
...
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, cá nhân có hành vi xử lý chất thải y tế nguy hại (mô hình cụm) không đúng quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tùy mức độ và tính chất sự bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Lưu ý: Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Do đó, trường hơp tổ chức có hành vi xử lý chất thải y tế nguy hại (mô hình cụm) không đúng quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tùy mức độ và tính chất sự việc bị xử phạt vi phạm hành chính từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?