Tần suất tổ chức Đại hội Hội công chứng viên là bao lâu? Đại hội Hội công chứng viên có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Tần suất tổ chức Đại hội Hội công chứng viên là bao lâu theo quy định của pháp luật hiện hành?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 về Đại hội Hội công chứng viên:
Theo đó, Đại hội Hội công chứng viên được tổ chức theo nhiệm kỳ 05 (năm) năm một lần.
Lưu ý số 1: trong trường hợp quá thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày đến hạn tổ chức Đại hội nhiệm kỳ mà Ban Chấp hành không triệu tập Đại hội Hội công chứng viên thì Ban Thường vụ Hiệp hội có trách nhiệm báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đại hội Hội công chứng viên có thể được triệu tập bất thường theo quyết định của Ban Chấp hành hoặc theo đề nghị của ít nhất 1/2 (một phần hai) số hội viên hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội Hội công chứng viên.
Lưu ý số 2:. Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập theo hình thức Đại hội toàn thể công chứng viên; trường hợp Hội công chứng viên có từ 200 (hai trăm) công chứng viên trở lên thì có thể tổ chức Đại hội đại biểu công chứng viên. Hình thức Đại hội do Ban Chấp hành quyết định.
Đại biểu tham dự Đại hội đại biểu công chứng viên phải là công chứng viên đang hành nghề, là hội viên của Hội công chứng viên, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Hiệp hội, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, có tinh thần trách nhiệm và khả năng đóng góp cho hoạt động của Hội công chứng viên;
+ Không phải là người đang bị xem xét kỷ luật, người đã bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên trong nhiệm kỳ;
+ Không phải là người thuộc trường hợp bị miễn nhiệm công chứng viên, đang bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng.
Số lượng đại biểu của Đại hội đại biểu Hội công chứng viên do Ban Chấp hành quyết định trên nguyên tắc bảo đảm đại diện đầy đủ cho ý chí, nguyện vọng và quyền lợi của toàn thể công chứng viên của Hội công chứng viên.
Việc phân bổ cụ thể số lượng đại biểu Đại hội đại biểu công chứng viên do Ban Chấp hành quyết định nhưng phải bảo đảm nguyên tắc phân bổ và tiêu chuẩn đại biểu quy định tại Điều lệ này.
Tần suất tổ chức Đại hội Hội công chứng viên là bao lâu theo quy định của pháp luật hiện hành? (Hình từ Internet)
Đại hội Hội công chứng viên có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 18 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 về Đại hội Hội công chứng viên:
Theo đó, Đại hội Hội công chứng viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thảo luận, thông qua Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội công chứng viên và Ban Chấp hành trong nhiệm kỳ; phương hướng, kế hoạch hoạt động nhiệm kỳ tiếp theo; thông qua báo cáo tài chính của Hội công chứng viên trong nhiệm kỳ;
- Ban hành Nội quy hoặc sửa đổi, bổ sung Nội quy của Hội công chứng viên (nếu có);
- Bầu Ban Chấp hành, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật; bầu đại biểu tham dự Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc.
Ban Chấp hành Hội công chứng viên do đối tượng nào bầu và có nhiệm kỳ là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 19 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 về Ban Chấp hành Hội công chứng viên:
Theo đó, Ban Chấp hành Hội công chứng viên do Đại hội Hội công chứng viên bầu ra, có nhiệm kỳ 05 (năm) năm theo nhiệm kỳ của Đại hội Hội công chứng viên.
Ban Chấp hành điều hành hoạt động của Hội công chứng viên giữa hai nhiệm kỳ Đại hội Hội công chứng viên.
Ban Chấp hành Hội công chứng viên gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Số lượng Phó Chủ tịch, Ủy viên Ban Chấp hành Hội công chứng viên do Đại hội Hội công chứng viên quyết định.
Lưu ý: Việc bầu Ban Chấp hành được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Công chứng viên trúng cử Ủy viên Ban Chấp hành phải đạt được số phiếu bầu trên 1/2 (một phần hai) tổng số phiếu bầu hợp lệ.
Trong trường hợp số người đạt được số phiếu bầu trên 1/2 (một phần hai) tổng số phiếu bầu hợp lệ nhiều hơn so với số Ủy viên cần bầu thì người có số phiếu cao hơn là người trúng cử; nếu có số phiếu bằng nhau thì người có thâm niên hành nghề công chứng cao hơn sẽ là người trúng cử.
Ngoài ra, Ủy viên Ban Chấp hành Hội công chứng viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
- Gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Hiệp hội, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và Nội quy Hội công chứng viên;
- Có uy tín và khả năng tập hợp, đoàn kết hội viên; có năng lực quản lý, điều hành hoạt động Hội công chứng viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?