Tẩn xuất là gì? Để xảy ra sai phạm ảnh hưởng đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì sẽ bị tẩn xuất đúng không?
- Tẩn xuất là gì? Để xảy ra sai phạm ảnh hưởng đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì sẽ bị tẩn xuất đúng không?
- Trụ trì có phải chức việc trong tổ chức tôn giáo? Ai có thẩm quyền bổ nhiệm trụ trì các cơ sở tôn giáo do Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp Trung ương thành lập?
- Các tổ chức tôn giáo do Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập có những quyền hạn nào?
Tẩn xuất là gì? Để xảy ra sai phạm ảnh hưởng đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì sẽ bị tẩn xuất đúng không?
Hiện nay Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và các văn bản liên quan chưa có quy định cụ thể thế nào là tẩn xuất hay khi nào trụ trì sẽ bị tẩn xuất.
Tuy nhiên, theo Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam, tẩn xuất có nghĩa là trục xuất khỏi Giáo đoàn.
Ngoài ra, theo Điều 71 Quy chế hoạt động Ban Tăng sự Trung ương nhiệm kỳ IX, trường hợp tăng ni vi phạm Giới luật, Trưởng ban Tăng sự tỉnh có nhiệm vụ thẩm tra, tổng hợp dữ kiện, đề nghị Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh thành lập Hội đồng Yết ma theo luật Phật và theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Khi Hội đồng Yết ma kết luận tăng ni phạm trọng giới, thì tẩn xuất theo trình tự, thủ tục Giới luật, Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Quy chế hoạt động Ban Tăng sự Trung ương.
Như vậy, khi tăng ni có hành vi làm tổn thương đến thanh danh, vi phạm Hiến chương và các quy định của Giáo hội, Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh có trách nhiệm thẩm tra mức độ phạm lỗi nặng hay nhẹ để xử lý theo một trong các hình thức sau đây:
- Chỉ đạo cho Ban Trị sự huyện tiến hành phê bình, kiểm điểm trên cơ sở tinh thần đoàn kết hòa hợp, chân tình xây dựng, giúp người có lỗi thấy được lỗi lầm, thành thật nhận lỗi và quyết tâm khắc phục, sửa chữa lỗi lầm đã phạm.
- Phê bình kiểm điểm trước Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh, có cảnh cáo trực tiếp, người phạm lỗi phải viết bản tự kiểm, lưu trữ tại văn phòng Ban Trị sự để giám sát sự chuyển biến của người phạm lỗi.
- Cảnh cáo là thông tri trong toàn tỉnh biết về Tăng Ni đã phạm lỗi với đầy đủ các hành vi phạm lỗi.
- Tẩn xuất, khai trừ khỏi Giáo hội.
Tẩn xuất là gì? Để xảy ra sai phạm ảnh hưởng đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì sẽ bị tẩn xuất đúng không? (Hình từ Internet)
Trụ trì có phải chức việc trong tổ chức tôn giáo? Ai có thẩm quyền bổ nhiệm trụ trì các cơ sở tôn giáo do Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp Trung ương thành lập?
Theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
9. Chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức.
...
Theo đó, chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức.
Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, các văn bản liên quan cùng với Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể xác đinh trụ trì là chức việc trong tổ chức tôn giáo.
Căn cứ theo khoản 7 Điều 23 Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng Trị sự có quyền quyết định bổ nhiệm trụ trì các cơ sở tôn giáo do Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp Trung ương thành lập, quản lý trên cơ sở tham khảo ý kiến với hệ phái, sơn môn (nếu có liên hệ) và cơ quan có thẩm quyền.
Hội đồng Trị sự là cơ quan điều hành, quản lý hành chính cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về mọi mặt hoạt động giữa hai nhiệm kỳ.
Các tổ chức tôn giáo do Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập có những quyền hạn nào?
Theo quy định tại Điều 7 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc như sau:
Quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
1. Hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và văn bản có nội dung tương tự (sau đây gọi chung là hiến chương) của tổ chức tôn giáo.
2. Tổ chức sinh hoạt tôn giáo.
3. Xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tôn giáo.
4. Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo.
5. Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo.
6. Nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho.
7. Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, các tổ chức tôn giáo do Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập có những quyền hạn sau đây:
- Hoạt động tôn giáo theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, điều lệ và văn bản có nội dung tương tự.
- Tổ chức sinh hoạt tôn giáo.
- Xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tôn giáo.
- Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo.
- Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo.
- Nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho.
- Các quyền khác theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?