Tặng cho tài sản có điều kiện là gì? Cố tình tặng cho tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình thì bên tặng cho có nghĩa vụ gì?
Tặng cho tài sản có điều kiện là gì? Tặng cho tài sản được phân loại như thế nào?
Tặng cho tài sản có điều kiện được quy định tại Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Tặng cho tài sản có điều kiện
1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Theo đó, tặng cho tài sản có điều kiện là quan hệ dân sự mà ở đó, bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Cũng theo quy định của pháp luật dân sự thì hợp đồng tặng cho tài sản được phân thành 02 nhóm, bao gồm tặng cho tài sản là động sản (Điều 458 Bộ luật Dân sự 2015) và tặng cho tài sản là bất động sản (Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015), cụ thể:
Điều 458. Tặng cho động sản
1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Điều 459. Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Tặng cho tài sản có điều kiện là gì? Cố tình tặng cho tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình thì bên tặng cho có nghĩa vụ gì? (hình từ internet)
Mẫu hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện mới nhất hiện nay? Tải về mẫu đơn ở đâu?
Tại Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 có giải thích về hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Về mẫu hợp đồng tặng cho tài sản, Bộ luật Dân sự hiện hành cũng như các văn bản liên quan không có quy định chi tiết.
Anh, chị có thể tham khảo mẫu hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện dưới đây:
Tải về Mẫu hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện mới nhất hiện nay.
Dưới đây là một số lưu ý khi lập hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện:
(1) Thông tin về các bên hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện:
- Họ và tên, địa chỉ của bên tặng cho và bên được tặng cho.
- Giấy tờ tùy thân của các bên (CMND/CCCD/Hộ chiếu).
- Số điện thoại, email (nếu có).
(2) Tài sản được tặng cho:
- Loại tài sản (bất động sản, động sản,...)
- Vị trí, diện tích, số lượng, đặc điểm cụ thể của tài sản.
- Giá trị của tài sản (nếu có).
(3) Điều kiện tặng cho:
- Nội dung cụ thể của điều kiện.
- Thời hạn thực hiện điều kiện.
- Hình thức thực hiện điều kiện.
- Hậu quả pháp lý khi bên được tặng cho không thực hiện điều kiện.
(4) Giá trị tặng cho (nếu có):
- Số tiền hoặc giá trị tài sản khác mà bên được tặng cho phải trả cho bên tặng cho.
- Hình thức thanh toán.
- Thời hạn thanh toán.
(5) Các thỏa thuận khác (nếu có):
- Nghĩa vụ của bên được tặng cho đối với tài sản được tặng cho.
- Thời điểm bên được tặng cho được nhận tài sản.
- Chi phí chuyển giao tài sản.
- Trách nhiệm của các bên.
- Giải quyết tranh chấp.
Trường hợp cố tình tặng cho tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình thì bên tặng cho có nghĩa vụ gì?
Trường hợp cố tình tặng cho tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình thì bên tặng cho có nghĩa vụ được quy định tại Điều 460 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
Trách nhiệm do cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình
Trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí để làm tăng giá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản.
Như vậy, trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí để làm tăng giá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?