Tầng ô dôn và hiệu ứng nhà kính được định nghĩa như thế nào? Các chất làm suy giảm tầng ô dôn bao gồm chất nào?
Tầng ô dôn là gì? Hiệu ứng nhà kính là gì?
Theo khoản 30 và khoản 34 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 định nghĩa tầng ô dôn và hiệu ứng nhà kính như sau:
"30. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng năng lượng bức xạ của Mặt Trời được hấp thụ trong khí quyển, chuyển hóa thành nhiệt lượng gây hiện tượng nóng lên toàn cầu.
34. Tầng ô-dôn là một lớp trong tầng bình lưu của Trái Đất, có tác dụng bảo vệ Trái Đất khỏi các bức xạ cực tím có hại từ Mặt Trời."
Tầng ô dôn là gì?
Các chất nào làm suy giảm tầng ô dôn?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát và lộ trình quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát như sau:
- Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát bao gồm:
+ Bromochloromethane;
+ Carbon tetrachloride (sau đây gọi tắt là CTC);
+ Chlorofluorocarbon (sau đây gọi tắt là CFC);
+ Halon;
+ Hydrobromofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HBFC);
+ Hydrochlorofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HCFC);
+ Methyl bromide;
+ Methyl chloroform.
- Lộ trình quản lý, loại trừ các chất HCFC theo giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 65% mức tiêu thụ cơ sở;
+ Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2029: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 32,5% mức tiêu thụ cơ sở;
+ Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2030 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2039: tổng lượng tiêu thụ quốc gia trung bình hằng năm không vượt 2,5% mức tiêu thụ cơ sở;
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2040: cấm nhập khẩu và xuất khẩu các chất HCFC.
- Tổng lượng tiêu thụ quốc gia các chất HCFC được xác định trên cơ sở lượng các chất HCFC nhập khẩu trừ (-) lượng các chất HCFC được xuất khẩu. Mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC quy đổi theo tiềm năng làm suy giảm tầng ô-dôn là 221,2 tấn.
- Chất Methyl bromide chỉ được nhập khẩu cho mục đích khử trùng và kiểm dịch hàng xuất khẩu.
- Các hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 11 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường bao gồm:
+ Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ các chất Bromochloromethane, CTC, CFC, Halon, HBFC, Methyl chloroform, HCFC 141b;
+ Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ các chất Bromochloromethane, CTC, CFC, Halon, HBFC, Methyl chloroform, HCFC 141b;
+ Sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát bị cấm;
+ Sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ các chất được kiểm soát bị cấm theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Các chất nào gây ra hiệu ứng nhà kính?
Tại Điều 23 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát và lộ trình quản lý, loại trừ chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát như sau:
- Chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát là các chất Hydrofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HFC).
- Lộ trình quản lý, loại trừ các chất HFC theo giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2028: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt mức tiêu thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt mức sản xuất cơ sở;
+ Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2029 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2034: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 90% mức tiêu thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt 90% mức sản xuất cơ sở;
+ Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2035 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2039: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 70% mức tiêu thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt 70% mức sản xuất cơ sở;
+ Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2040 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2044: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 50% mức tiêu thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt 50% mức sản xuất cơ sở;
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2045: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 20% mức tiêu thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt 20% mức sản xuất cơ sở.
- Tổng lượng tiêu thụ quốc gia các chất HFC
+ Tổng lượng sản xuất quốc gia các chất HFC được xác định trên cơ sở lượng các chất HFC được sản xuất trừ (-) lượng các chất HFC được tiêu hủy, quy đổi theo lượng CO2 tương đương;
+ Tổng lượng nhập khẩu quốc gia các chất HFC được xác định trên cơ sở lượng các chất HFC nhập khẩu trừ (-) lượng các chất HFC được xuất khẩu, quy đổi theo lượng CO2 tương đương;
+ Tổng lượng tiêu thụ quốc gia các chất HFC được xác định trên cơ sở tổng lượng sản xuất quốc gia các chất HFC cộng (+) tổng lượng nhập khẩu quốc gia các chất HFC quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
- Mức tiêu thụ và sản xuất cơ sở các chất HFC
+ Mức tiêu thụ cơ sở các chất HFC được xác định trên cơ sở mức tiêu thụ trung bình các chất HFC quy đổi theo lượng CO2 tương đương của các năm 2020, 2021, 2022 cộng (+) với 65% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định này tính theo lượng CO2 tương đương;
+ Mức sản xuất cơ sở các chất HFC được xác định trên cơ sở lượng sản xuất trung bình các chất HFC quy đổi theo lượng CO2 tương đương của các năm 2020, 2021, 2022.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố mức sản xuất và tiêu thụ cơ sở các chất HFC của Việt Nam trước ngày 31 tháng 12 năm 2023; định kỳ công bố tổng lượng tiêu thụ quốc gia theo từng giai đoạn quy định tại khoản 2 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian lái xe an toàn là gì? Mẫu Bản khai thời gian lái xe an toàn mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mẫu Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu?
- Giấy phép lái xe có bao nhiêu điểm 2025? Xem điểm giấy phép lái xe ở đâu? Hướng dẫn xem điểm giấy phép lái xe?
- Lỗi vượt đèn đỏ xe máy gồm những hành vi nào? Lỗi vượt đèn đỏ xe máy phạt nguội bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Công văn 8478/CTNDI-HKDCN hướng dẫn nộp thuế môn bài đối với hộ, cá nhân kinh doanh năm 2025 ra sao?