Tang vật vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND cấp huyện tịch thu là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ thì được xử lý như thế nào?
- Tang vật vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND cấp huyện tịch thu là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ thì được xử lý như thế nào?
- Tang vật vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND cấp huyện tịch thu thì cơ quan nào ra quyết định xử lý đối với tang vật này?
- Đơn vị chủ trì quản lý tang vật vi phạm hành chính được xác lập quyền sở hữu toàn dân có trách nhiệm gì?
Tang vật vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND cấp huyện tịch thu là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ thì được xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 81 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được bổ sung bởi khoản 42 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định như sau:
Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
...
3. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Đồng thời tại Điều 7 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 có quy định:
Hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công
1. Giao quyền sử dụng tài sản công.
2. Cấp quyền khai thác tài sản công.
3. Cho thuê tài sản công.
4. Chuyển nhượng, cho thuê quyền khai thác, quyền sử dụng tài sản công.
5. Sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, liên doanh, liên kết.
6. Sử dụng tài sản công để thanh toán các nghĩa vụ của Nhà nước.
7. Bán, thanh lý tài sản công.
8. Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy đối với tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu sẽ được xem là tài sản công và xử lý theo quy định về quản lý tài sản công.
Theo đó, tài sản công có thể bị xử lý theo các hình thức quy định tại Điều 7 nêu trên việc áp dụng hình thức nào sẽ phụ thuộc vào cơ quan có thẩm quyền được giao quản lý tài sản công.
Vi phạm hành chính (Hình từ Internet)
Tang vật vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND cấp huyện tịch thu thì cơ quan nào ra quyết định xử lý đối với tang vật này?
Tang vật vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND cấp huyện tịch thu thì cơ quan nào ra quyết định xử lý đối với tang vật được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 29/2018/NĐ-CP như sau:
Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân
1. Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật gồm:
a) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
...
Và Điều 5 Nghị định 29/2018/NĐ-CP có quy định:
Đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân) được quy định như sau:
1. Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu:
a) Cơ quan trình cấp có thẩm quyền ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) ra quyết định tịch thu.
b) Cơ quan của người ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong các trường hợp còn lại.
...
Như vậy, đối với tài sản công là tài sản bị tịch thu theo quyết định xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý đối với tài sản này chính là cơ quan đã trình UBND cấp huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tịch thu tang vật.
Đơn vị chủ trì quản lý tang vật vi phạm hành chính được xác lập quyền sở hữu toàn dân có trách nhiệm gì?
Đơn vị chủ trì quản lý tang vật vi phạm hành chính được xác lập quyền sở hữu toàn dân có trách nhiệm được quy định tại Điều 6 Nghị định 29/2018/NĐ-CP có quy định:
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện việc bảo quản tài sản từ khi tiếp nhận đến khi hoàn thành việc xử lý theo phương án đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Lập hồ sơ, trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản; trừ các trường hợp tài sản thuộc quy định tại Khoản 1 Điều 106 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017.
- Lập hoặc báo cáo cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 29/2018/NĐ-CP lập phương án xử lý tài sản, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện phương án xử lý tài sản đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
- Thanh toán các chi phí có liên quan, bao gồm cả Phần giá trị tài sản thuộc về tổ chức, cá nhân (nếu có) theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?