Tạp chí Tổ chức nhà nước có tư cách pháp nhân hay không? Tạp chí Tổ chức nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Tạp chí Tổ chức nhà nước có tư cách pháp nhân hay không?
Tạp chí Tổ chức nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 70/QĐ-BNV năm 2016 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Tạp chí Tổ chức nhà nước gồm hai hình thức: Tạp chí Tổ chức nhà nước in (báo giấy) và Tạp chí Tổ chức nhà nước điện tử (báo mạng); là cơ quan báo chí của Bộ Nội vụ, có chức năng thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực tổ chức nhà nước theo quy định của Luật Báo chí và của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; là diễn đàn khoa học, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, lý luận, nghiệp vụ về tổ chức, hoạt động của nền hành chính Nhà nước.
2. Tạp chí Tổ chức nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài Khoản riêng, được mở tài Khoản tại các ngân hàng và kho bạc nhà nước.
3. Tạp chí Tổ chức nhà nước có trụ sở chính đặt tại Hà Nội; có đại diện tại các địa phương theo quy định của Luật Báo chí và Bộ Nội vụ.
Theo đó, Tạp chí Tổ chức nhà nước có tư cách pháp nhân, ngoài ra, Tạo chí còn có con dấu và tài Khoản riêng, được mở tài Khoản tại các ngân hàng và kho bạc nhà nước.
Tạp chí Tổ chức nhà nước (Hình từ Internet)
Tạp chí Tổ chức nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tạp chí Tổ chức nhà nước được quy định tại Điều 2 Quyết định 70/QĐ-BNV năm 2016 như sau:
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, quy hoạch phát triển của Tạp chí và tổ chức thực hiện sau khi được Bộ trưởng phê duyệt.
- Tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành tạp chí theo giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông, theo quy định của Bộ Nội vụ và Luật Báo chí.
- Tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành các chuyên đề, đặc san phục vụ yêu cầu công tác theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ; làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tổ chức biên tập, xuất bản, phát hành các ấn phẩm tài liệu, thông tin, sách nghiệp vụ phục vụ công tác tổ chức nhà nước theo quy định của Luật Báo chí và Bộ Nội vụ.
- Tham gia, phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo hoặc các sự kiện lớn của ngành và của Bộ Nội vụ.
- Thực hiện và tham gia nghiên cứu các chuyên đề, các đề tài khoa học, đề án phục vụ công tác của Tạp chí và nhiệm vụ công tác của Bộ Nội vụ.
- Xây dựng và sử dụng đội ngũ cộng tác viên, thông tin viên trong phạm vi cả nước để thực hiện nhiệm vụ của Tạp chí theo các quy định của Nhà nước và của Bộ Nội vụ.
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo phân công, phân cấp của Bộ Nội vụ.
- Tạp chí Tổ chức nhà nước được quyền:
+ Tham dự các hội nghị của Bộ Nội vụ, của các đơn vị thuộc Bộ; được lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ cung cấp thông tin, tài liệu về các lĩnh vực đơn vị phụ trách để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tạp chí.
+ Tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ công tác tuyên truyền, xuất bản của Tạp chí.
+ Dự các hội nghị của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về lĩnh vực công tác tổ chức nhà nước để thu thập thông tin phục vụ công tác tuyên truyền của Tạp chí.
+ Được đề nghị các Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp thông tin, tình hình công tác để thực hiện nhiệm vụ công tác của Tạp chí.
- Quan hệ phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao trong quá trình tổ chức triển khai các hoạt động của Bộ, phục vụ công tác tuyên truyền của Tạp chí.
- Ký kết các hợp đồng thông tin, tuyên truyền, xây dựng chuyên đề với các bộ, ngành và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện quản lý, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức, quản lý tài chính, tài sản của Tạp chí theo quy định của Nhà nước và Bộ Nội vụ.
Ai có quyền quyết định biên chế của Tạp chí Tổ chức nhà nước?
Biên chế của Tạp chí Tổ chức nhà nước được quy định tại khoản 4 Điều 3 Quyết định 70/QĐ-BNV năm 2016 như sau:
Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động
1. Lãnh đạo của Tạp chí:
Tạp chí có Tổng Biên tập, các Phó Tổng Biên tập. Tổng Biên tập, các Phó Tổng Biên tập do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật và của Bộ Nội vụ.
2. Các phòng chuyên môn:
a) Phòng Biên tập;
b) Phòng Thư ký tòa soạn;
c) Phòng Trị sự - Tổng hợp;
d) Phòng Phát hành - Quảng cáo;
đ) Tạp chí điện tử Tổ chức nhà nước.
3. Tạp chí Tổ chức nhà nước hoạt động theo chế độ thủ trưởng do Tổng Biên tập phụ trách, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng Bộ Nội vụ về mọi hoạt động của Tạp chí. Công chức, viên chức của Tạp chí Tổ chức nhà nước được xếp và bổ nhiệm vào ngạch, bậc chuyên môn theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Bộ Nội vụ.
4. Biên chế của Tạp chí Tổ chức nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Báo chí và do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định.
Tạp chí Tổ chức nhà nước được sử dụng lao động hợp đồng của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Nhà nước và Bộ Nội vụ.
...
Theo đó, biên chế của Tạp chí Tổ chức nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Báo chí và do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?