Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam có tư cách pháp nhân hay không? Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam có tư cách pháp nhân hay không?
Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam được quy định tại Điều 1 Quyết định 326/QĐ-VTLTNN năm 2009 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam là cơ quan sự nghiệp báo chí thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, có chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn thư, lưu trữ và một số lĩnh vực có liên quan trong công tác văn phòng theo quy định của Luật Báo chí và Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước; là diễn đàn trao đổi lý luận, thực tiễn về công tác văn thư, lưu trữ và một số lĩnh vực khác có liên quan.
2. Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và trụ sở làm việc đặt tại thành phố Hà Nội (có đại diện tại một số tỉnh, thành phố theo quy định của Luật Báo chí và Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước).
Theo đó, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và trụ sở làm việc đặt tại thành phố Hà Nội.
Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (Hình từ Internet)
Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam được quy định tại Điều 2 Quyết định 326/QĐ-VTLTNN năm 2009 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng trình Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Tạp chí và tổ chức thực hiện sau khi được Cục trưởng phê duyệt.
2. Tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành các số tạp chí thường kỳ, các số chuyên đề phục vụ yêu cầu công tác văn thư, lưu trữ theo quy định của cấp có thẩm quyền.
3. Được quyền tham dự và thực hiện thông tin, tuyên truyền về hội nghị, hội thảo hoặc các sự kiện của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước và của ngành.
4. Nghiên cứu khoa học, đề án, dự án phục vụ phát triển Tạp chí.
5. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ công tác tuyên truyền, xuất bản của Tạp chí.
6. Xây dựng và phát triển đội ngũ cộng tác viên, thông tin viên để thực hiện các nhiệm vụ của Tạp chí theo quy định.
7. Tổ chức, thực hiện các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực quảng cáo, thông tin chuyên đề và các dịch vụ liên quan đến công tác văn thư, lưu trữ.
8. Quản lý tổ chức, biên chế, cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư, tài sản và kinh phí của Tạp chí theo quy định của pháp luật và quy định phân cấp của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước giao.
Theo đó, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Xây dựng trình Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Tạp chí và tổ chức thực hiện sau khi được Cục trưởng phê duyệt.
- Tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành các số tạp chí thường kỳ, các số chuyên đề phục vụ yêu cầu công tác văn thư, lưu trữ theo quy định của cấp có thẩm quyền.
- Được quyền tham dự và thực hiện thông tin, tuyên truyền về hội nghị, hội thảo hoặc các sự kiện của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước và của ngành.
- Nghiên cứu khoa học, đề án, dự án phục vụ phát triển Tạp chí.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ công tác tuyên truyền, xuất bản của Tạp chí.
- Xây dựng và phát triển đội ngũ cộng tác viên, thông tin viên để thực hiện các nhiệm vụ của Tạp chí theo quy định.
- Tổ chức, thực hiện các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực quảng cáo, thông tin chuyên đề và các dịch vụ liên quan đến công tác văn thư, lưu trữ.
- Quản lý tổ chức, biên chế, cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư, tài sản và kinh phí của Tạp chí theo quy định của pháp luật và quy định phân cấp của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước giao.
Lãnh đạo của Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam bao gồm những ai?
Lãnh đạo Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 326/QĐ-VTLTNN năm 2009 như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Tạp chí
a) Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam có Tổng Biên tập và không quá 02 Phó Tổng Biên tập.
b) Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam hoạt động theo chế độ Thủ trưởng. Tổng Biên tập do Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về toàn bộ hoạt động của Tạp chí.
c) Các Phó Tổng Biên tập do Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng Biên tập và chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
d) Hội đồng Biên tập là tổ chức tư vấn giúp Tổng Biên tập về định hướng, thẩm định nội dung khoa học, nâng cao chất lượng bài viết. Hội đồng Biên tập do Tổng Biên tập Tạp chí thành lập.
...
Theo đó, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam có Tổng Biên tập và không quá 02 Phó Tổng Biên tập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?