Tập thể Ban thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố vi phạm kỷ luật thì cơ quan nào có quyền đề nghị xét xử lý kỷ luật?
- Tập thể Ban thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện trái nguyên tắc, chế độ về thu chi tài chính, tài sản Công đoàn thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức nào?
- Tập thể Ban thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố vi phạm kỷ luật thì cơ quan nào có quyền đề nghị xét xử lý kỷ luật?
- Tổ chức nào có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với tập thể Ban thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố?
Tập thể Ban thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện trái nguyên tắc, chế độ về thu chi tài chính, tài sản Công đoàn thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức nào?
Tập thể Ban thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố (Hình từ Internet)
Theo Điều 31 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định như sau:
Vi phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài chính, tài sản của Công đoàn, các loại quỹ xã hội do công đoàn quản lý
1. Vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền về quy định, quy trình, định mức trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài chính, tài sản trái quy định của Công đoàn và Nhà nước.
b) Buông lỏng việc chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát thường xuyên để cấp dưới thực hiện không đúng dẫn đến vi phạm các quy định về việc thực hiện thu, chi, sử dụng ngân sách Nhà nước, quản lý tài chính, tài sản Công đoàn.
c) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện trái nguyên tắc, chế độ, quy định về thu, chi tài chính, tài sản Công đoàn.
2. Vi phạm lần đầu những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái vi phạm thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.
Căn cứ trên quy định tập thể Ban thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện trái nguyên tắc, chế độ về thu chi tài chính, tài sản Công đoàn thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo từng trường hợp sau:
- Có hành vi vi phạm mà hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
- Có hành vi vi phạm lần đầu mà hậu quả nghiêm trọng hoặc tái vi phạm thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.
Tập thể Ban thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố vi phạm kỷ luật thì cơ quan nào có quyền đề nghị xét xử lý kỷ luật?
Theo khoản 3 Điều 8 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định như sau:
Thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật
1. Cán bộ công đoàn các cấp (từ cơ sở trở lên) vi phạm kỷ luật sinh hoạt thuộc tổ chức công đoàn cấp nào thì công đoàn cấp đó xem xét, kiểm điểm, bỏ phiếu đề nghị kỷ luật báo cáo lên công đoàn cấp trên trực tiếp. Công đoàn cấp dưới trực tiếp của cấp có thẩm quyền kỷ luật tiến hành xem xét, tổng hợp báo cáo, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật.
2. Cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn hoặc đoàn viên công đoàn vi phạm kỷ luật do công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận hoặc tổ công đoàn xét đề nghị xử lý kỷ luật.
3. Tập thể ban thường vụ, Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp nào vi phạm kỷ luật thì ban chấp hành cấp đó xét đề nghị xử lý kỷ luật.
4. Đối với tập thể Đoàn Chủ tịch, tập thể Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn thì do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xét đề nghị xử lý kỷ luật.
...
Căn cứ quy định trên thì tập thể Ban thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố vi phạm kỷ luật thì Ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố có quyền đề nghị xét xử lý kỷ luật.
Tổ chức nào có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với tập thể Ban thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố?
Theo điểm b khoản 2 Điều 9 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định như sau:
Thẩm quyền xử lý kỷ luật của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
1. Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn xử lý kỷ luật đối với:
a) Tập thể Đoàn Chủ tịch, tập thể Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn;
b) Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn;
c) Tập thể ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
2. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xử lý kỷ luật đối với:
a) Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn không phải là ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn;
b) Tập thể ban thường vụ, tập thể Ủy ban kiểm tra Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
c) Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn đã chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu.
...
Theo đó, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với tập thể Ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?