Tập thể được xét tặng Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khi làm giảm số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý từ bao nhiêu phần trăm so với năm trước?
- Tập thể được xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khi làm giảm số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý từ bao nhiêu phần trăm so với năm trước?
- Người tham gia phòng chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản thì ai có trách nhiệm hoàn trả thiệt hại?
- Người tham gia phòng chống bạo lực gia đình được hoàn trả thiệt hại về tài sản trong trường hợp nào?
Tập thể được xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khi làm giảm số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý từ bao nhiêu phần trăm so với năm trước?
Theo khoản 5 Điều 4 Thông tư 24/2011/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Điều kiện khen thưởng
....
5. Điều kiện đề nghị xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Cá nhân, tập thể đạt một trong các điều kiện sau đây thì được đề nghị xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Cá nhân, tập thể có những đóng góp tạo được ảnh hưởng tích cực trên phạm vi vùng hoặc toàn quốc về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Cá nhân, tập thể có công trình nghiên cứu, sáng kiến, phát minh trong phòng, chống bạo lực gia đình được áp dụng vào thực tiễn trên phạm vi vùng hoặc toàn quốc và thu được kết quả tích cực;
c) Cá nhân, tập thể thuộc cấp Trung ương được công nhận 2 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình;
d) Cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong tham mưu, chỉ đạo công tác phòng, chống bạo lực gia đình làm giảm số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý liên tục từ 2 năm trở lên, năm sau giảm hơn năm trước ít nhất 15%; nhân rộng và duy trì Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch liên tục từ 2 năm trở lên, năm sau số địa bàn triển khai cao hơn năm trước ít nhất 10% (trừ những địa bàn đã phủ kín hoặc gần kín các thôn, ấp và đơn vị cấp tương đương).
...
Căn cứ trên quy định tập thể tham gia phòng chống bạo lực gia đình đạt một trong các điều kiện sau đây thì được đề nghị xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Cá nhân có những đóng góp tạo được ảnh hưởng tích cực trên phạm vi vùng hoặc toàn quốc về phòng chống bạo lực gia đình;
- Cá nhân có công trình nghiên cứu, sáng kiến, phát minh trong phòng chống bạo lực gia đình được áp dụng vào thực tiễn trên phạm vi vùng hoặc toàn quốc và thu được kết quả tích cực;
- Cá nhân thuộc cấp Trung ương được công nhận 2 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phòng chống bạo lực gia đình;
- Cá nhân có thành tích xuất sắc trong tham mưu, chỉ đạo công tác phòng chống bạo lực gia đình, cụ thể:
+ Làm giảm số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý liên tục từ 2 năm trở lên, năm sau giảm hơn năm trước ít nhất 15%;
+ Nhân rộng và duy trì Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch liên tục từ 2 năm trở lên, năm sau số địa bàn triển khai cao hơn năm trước ít nhất 10% (trừ những địa bàn đã phủ kín hoặc gần kín các thôn, ấp và đơn vị cấp tương đương).
Như vậy, tập thể được xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khi làm giảm số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý từ 2 năm trở lên và ít nhất 15% so với năm trước.
Người tham gia phòng chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản thì ai có trách nhiệm hoàn trả thiệt hại?
Người tham gia phòng chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản thì ai có trách nhiệm hoàn trả thiệt hại? (Hình từ Internet)
Theo Điều 39 Nghị định 76/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 25/12/2023) như sau:
Chi hỗ trợ bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình
1. Chi hỗ trợ bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình:
a) Cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình thuộc đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả chế độ trợ cấp tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, vệ sinh, an toàn lao động;
b) Cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được đơn vị sử dụng lao động chi trả các chế độ theo quy định của pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động;
c) Trường hợp cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình thuộc đối tượng khác được hỗ trợ theo chính sách trợ giúp xã hội khẩn cấp hoặc được hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng theo quy định của pháp luật về trợ giúp xã hội.
2. Chi hỗ trợ bù đắp thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình:
a) Cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình khi trực tiếp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản nhưng người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại thì được Nhà nước hỗ trợ bù đắp đối với tài sản bị thiệt hại;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình bị thiệt hại về tài sản thành lập Hội đồng xác định mức độ hỗ trợ thiệt hại cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình. Thành phần Hội đồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
Theo đó, cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình khi trực tiếp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản nhưng người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại thì được Nhà nước hỗ trợ bù đắp đối với tài sản bị thiệt hại;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình bị thiệt hại về tài sản thành lập Hội đồng xác định mức độ hỗ trợ thiệt hại cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình. Thành phần Hội đồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
Trước đây, theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 08/2009/NĐ-CP (Hết hiệu lực ngày 25/12/2023) quy định như sau:
Chính sách đối với người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình
1. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp Luật về thi đua, khen thưởng;
2. Người có hành vi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân khi trực tiếp thực hiện việc ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, nếu bị chết thì được xem xét để công nhận là liệt sĩ, nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để được hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp Luật;
3.Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản thì được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra bạo lực gia đình hoàn trả thiệt hại trong trường hợp người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại;kinh phí hoàn trả được lấy từ ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dành cho thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các quy định tại Điều này.
Căn cứ quy định trên người tham gia phòng chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản thì được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra bạo lực gia đình hoàn trả thiệt hại trong trường hợp người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại.
Người tham gia phòng chống bạo lực gia đình được hoàn trả thiệt hại về tài sản trong trường hợp nào?
Theo Điều 6 Thông tư 24/2011/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Đối tượng và điều kiện để nhà nước hoàn trả thiệt hại
Nhà nước hoàn trả thiệt hại về tài sản cho người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP trong trường hợp sau đây:
1. Người gây thiệt hại là người bị bệnh tâm thần đủ các điều kiện gồm:
a) Có Hồ sơ bệnh án trước thời điểm gây ra thiệt hại về tài sản cho người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Có xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên về tình trạng bệnh tật;
c) Không có người giám hộ hoặc có người giám hộ nhưng người giám hộ có đủ căn cứ chứng minh họ không có lỗi trong việc giám hộ người bị bệnh tâm thần hoặc người giám hộ có tên trong danh sách hộ nghèo theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã còn hiệu lực tại thời điểm gây ra thiệt hại về tài sản.
2. Người gây bạo lực thuộc diện hộ nghèo là người phải có tên trong danh sách Quyết định công nhận hộ gia đình nghèo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã còn hiệu lực tại thời điểm gây ra thiệt hại về tài sản và có căn cứ chứng minh không có tài sản để hoàn trả người bị hại cả trong hiện tại và tương lai.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm hoàn trả thiệt hại về tài sản cho người tham gia phòng chống bạo lực gia đình trong trường hợp người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại, cụ thể:
(1) Người gây thiệt hại là người bị bệnh tâm thần đủ các điều kiện gồm:
- Có Hồ sơ bệnh án trước thời điểm gây ra thiệt hại về tài sản cho người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình;
- Có xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên về tình trạng bệnh tật;
- Không có người giám hộ hoặc có người giám hộ nhưng người giám hộ có đủ căn cứ chứng minh họ không có lỗi trong việc giám hộ người bị bệnh tâm thần hoặc người giám hộ có tên trong danh sách hộ nghèo theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã còn hiệu lực tại thời điểm gây ra thiệt hại về tài sản.
(2) Người gây bạo lực thuộc diện hộ nghèo là người phải có tên trong danh sách Quyết định công nhận hộ gia đình nghèo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã còn hiệu lực tại thời điểm gây ra thiệt hại về tài sản và có căn cứ chứng minh không có tài sản để hoàn trả người bị hại cả trong hiện tại và tương lai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?