Tập Yoga giữa đường có vi phạm pháp luật? Tập Yoga giữa đường có thể bị xử phạt hành chính thế nào?
Tập Yoga giữa đường có vi phạm pháp luật?
Tập Yoga giữa đường có vi phạm pháp luật? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
Sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố
1. Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.
2. Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
3. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này;
b) Đổ rác hoặc phế thải không đúng nơi quy định;
c) Xây, đặt bục, bệ trái phép trên đường.
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 nghiêm cấm hành vi sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
Xét những quy định trên, về cơ bản, lòng đường là dành cho mục đích giao thông, pháp luật nghiêm cấm tất cả hành vi gây cản trở giao thông trên đường.
Việc tập Yoga giữa đường không những gây cản trở giao thông, mà còn gây nguy hiểm cho những người tập lẫn những người tham gia giao thông. Nên hành vi tập Yoga giữa đường là vi phạm pháp luật.
Xử phạt hành chính hành vi tập trung đông người tập Yoga giữa đường như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người được chở trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù).
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao thông;
...
Như vậy, tập yoga nằm ngồi giữa đường được xác định là hành vi gây cản trở giao thông và có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với mỗi cá nhân.
Hành vi tập Yoga giữa đường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ Điều 261 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 73 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định tội cản trở giao thông đường bộ.
- Người nào đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép công trình giao thông đường bộ; đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn hoặc chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy, hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Tại đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm;
+ Làm chết 02 người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
+ Làm chết 03 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
- Cản trở giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều 261 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 73 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.”.
- Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.
Cần biết, hành vi tập Yoga giữa đường là hành vi nguy hiểm, hoàn toàn có thể gây ra những hệ lụy nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Nếu người tập Yoga giữa đường gây ra những hậu quả được nêu trên hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất lên đến 10 năm tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?