Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh có nghĩa vụ tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu trong mọi trường hợp đúng không?
Người hành nghề khám chữa bệnh phải có nghĩa vụ gì với người bệnh?
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 về nghĩa vụ đối với người bệnh như sau:
Nghĩa vụ đối với người bệnh
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này.
2. Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.
3. Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này.
4. Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.
5. Chỉ được yêu cầu người bệnh chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người hành nghề khám chữa bệnh đối với người bệnh phải có những nghĩa vụ sau:
- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này.
- Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.
- Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này.
- Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.
- Chỉ được yêu cầu người bệnh chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Cơ sở khám chữa bệnh có nghĩa vụ tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu trong mọi trường hợp (Hình từ internet)
Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh có nghĩa vụ tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu trong mọi trường hợp đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
1. Xâm phạm quyền của người bệnh.
2. Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 của Luật này.
3. Khám bệnh, chữa bệnh mà không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 của Luật này.
4. Khám bệnh, chữa bệnh không đúng phạm vi hành nghề hoặc phạm vi hoạt động được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo huy động, điều động của cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
5. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ngoài thời gian, địa điểm đã đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là đăng ký hành nghề), trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này.
6. Không tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật; áp dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn, sử dụng thiết bị y tế chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
7. Kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc chưa được cấp phép lưu hành theo quy định của pháp luật về dược trong khám bệnh, chữa bệnh.
8. Có hành vi nhũng nhiễu trong khám bệnh, chữa bệnh.
9. Kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi.
...
Và theo Điều 40 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 về quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh
Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
1. Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
2. Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;
3. Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;
4. Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;
5. Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 của Luật này không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Theo đó, việc từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh là hành vi bị nghiêm cấm, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 của Luật này.
Như vậy, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh phải có nghĩa vụ tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu trong mọi trường hợp.
Nếu trường hợp tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
Đi cấp cứu thì có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT về các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:
Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
...
4. Trường hợp cấp cứu:
a) Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.
b) Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.
...
Theo đó, người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào.
Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.
Và đây là một trong những trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Do đó, trường hợp đi cấp cứu vẫn được hưởng bảo hiểm y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?
- Từ năm 2025, điều khiển xe gắn máy không bật đèn từ 18 giờ đến 6 giờ sáng có thể phạt đến 400.000 đồng? Lưu ý khi sử dụng đèn?
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?