Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam là gì? Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam bị bay ép hạ cánh trong trường hợp nào?
- Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam là gì? Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam bị bay ép hạ cánh trong trường hợp nào?
- Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam không chấp hành hiệu lệnh của tàu bay bay ép hạ cánh thì xử lý thế nào?
- Điều kiện đối với cảng hàng không sân bay được chỉ định để tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam bị bay ép hạ cánh là gì?
Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam là gì? Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam bị bay ép hạ cánh trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 139/2024/NĐ-CP định nghĩa "Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam" như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam là tàu bay bay vào vùng trời Việt Nam khi chưa được các cơ quan chức năng của Việt Nam cấp phép.
2. Tàu bay vi phạm phép bay là tàu bay đã được cấp phép bay đang bay trong vùng trời Việt Nam nhưng vi phạm nội dung phép bay (vi phạm khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, quy tắc bay; bay không đúng các dữ liệu về thời gian, độ cao, khu vực ghi trong phép bay).
...
Đồng thời, tại Điều 5 Nghị định 139/2024/NĐ-CP về trường hợp tàu bay bị bay ép hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay như sau:
Tàu bay bị bay ép hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay
Tàu bay bị bay ép hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Tàu bay đang bay trong vùng trời Việt Nam bị can thiệp bất hợp pháp.
2. Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam bị bay chặn, bay kèm nhưng không chấp hành hành động của tàu bay Quân đội nhân dân Việt Nam đang thực hiện bay chặn, bay kèm.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam được hiểu là tau bay bay vào vùng trời Việt Nam mà chưa được các cơ quan chức năng của Việt Nam cấp phép.
Trường hợp tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam bị bay chặn, bay kèm nhưng không chấp hành hành động của tàu bay Quân đội nhân dân Việt Nam đang thực hiện bay chặn, bay kèm thì sẽ bị bay ép hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay.
Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam là gì? Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam bị bay ép hạ cánh trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam không chấp hành hiệu lệnh của tàu bay bay ép hạ cánh thì xử lý thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 139/2024/NĐ-CP như sau:
Xử lý tàu bay vi phạm vùng trời không chấp hành hiệu lệnh của tàu bay bay chặn, bay kèm, bay ép hạ cánh
Khi tàu bay vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của tàu bay bay chặn, bay kèm, bay ép hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay được chỉ định, có nguy cơ gây mất an toàn đến mục tiêu quan trọng hoặc ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, việc xử lý thực hiện theo quy định xử lý tình huống tác chiến phòng không của Bộ Quốc phòng.
Như vậy, trường hợp tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam không chấp hành hiệu lệnh của tàu bay bay ép hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay được chỉ định và có nguy cơ gây mất an toàn đến mục tiêu quan trọng hoặc ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh thì việc xử lý tàu bay sẽ được thực hiện theo quy định xử lý tình huống tác chiến phòng không của Bộ Quốc phòng.
Điều kiện đối với cảng hàng không sân bay được chỉ định để tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam bị bay ép hạ cánh là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 139/2024/NĐ-CP về thể thức bay ép tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay như sau:
Thể thức bay ép tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay
1. Tàu bay bay ép tiếp cận tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam thực hiện theo phương thức sau:
a) Tàu bay bay ép tiếp cận tàu bay vi phạm từ phía sau bên trái hoặc bên phải phù hợp với điều kiện cơ động, quan sát; sau đó thiết lập tốc độ và khoảng cách phù hợp bảo đảm an toàn, phát ra các ký, tín hiệu và hành động; đồng thời bảo đảm cho phi công (tổ bay) của tàu bay vi phạm có thể tiếp nhận các ký, tín hiệu và hành động yêu cầu hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay được chỉ định;
b) Sau khi tàu bay vi phạm hạ cánh an toàn tại cảng hàng không, sân bay được chỉ định, tàu bay bay ép thoát ly khỏi khu vực hoặc hạ cánh theo mệnh lệnh của chỉ huy bay quân sự.
2. Điều kiện cảng hàng không, sân bay được chỉ định
Cảng hàng không, sân bay phải phù hợp về điều kiện kỹ thuật bảo đảm cho loại tàu bay vi phạm hạ cánh; địa hình khu vực sân bay phù hợp cho bay vòng, tiếp cận khu vực sân bay để vào hạ cánh; tàu bay vi phạm có đủ nhiên liệu để đến sân bay được chỉ định hạ cánh. Ưu tiên chỉ định hạ cánh tại sân bay có hoạt động hàng không dân dụng.
Theo đó, điều kiện đối với cảng hàng không, sân bay được chỉ định để tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam hạ cánh như sau:
- Phù hợp về điều kiện kỹ thuật bảo đảm cho loại tàu bay vi phạm hạ cánh;
- Địa hình khu vực sân bay phù hợp cho bay vòng, tiếp cận khu vực sân bay để vào hạ cánh;
- Tàu bay vi phạm có đủ nhiên liệu để đến sân bay được chỉ định hạ cánh.
Đặc biệt, ưu tiên chỉ định hạ cánh tại sân bay có hoạt động hàng không dân dụng.
Lưu ý: Nghị định 139/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 09/12/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?