Tàu biển đang bị tạm giữ phục vụ công tác điều tra tai nạn hàng hải vẫn cố tình rời cảng biển sẽ bị xử lý như thế nào?
Tàu thuyền được phép rời cảng biển khi đáp ứng điều kiện nào?
Theo Điều 71 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện tàu thuyền rời cảng biển như sau:
- Tàu thuyền chỉ được phép rời cảng biển khi bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định và sau khi đã hoàn thành thủ tục quy định tại Nghị định này, được Giám đốc Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép rời cảng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Trường hợp tàu thuyền vào cảng và chỉ lưu lại cảng trong khoảng thời gian không quá 12 giờ, thuyền trưởng phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải khu vực biết để phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác có liên quan làm thủ tục cho tàu vào, rời cảng cùng một lúc.
Tàu biển đang bị tạm giữ phục vụ công tác điều tra tai nạn hàng hải có được phép rời cảng biển không?
Theo Điều 71 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định tàu thuyền không được rời cảng biển trong các trường hợp sau đây:
- Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 98 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, cụ thể như sau:
+ Không có đủ các điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định;
+ Chưa thanh toán xong các khoản phí, lệ phí hàng hải trong thời hạn quy định;
+ Phát hiện có nguy cơ khác đe doạ sự an toàn của tàu thuyền, người, hàng hóa ở trên tàu thuyền và môi trường biển;
+ Đã có lệnh bắt giữ, tạm giữ tàu thuyền theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Mớn nước thực tế cao hơn giới hạn mớn nước cho phép hoặc tàu nghiêng hơn 06 độ trong trạng thái nổi tự do hoặc vỏ tàu không kín nước;
- Tàu thuyền chở hàng rời, ngũ cốc hoặc hàng siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm, hàng xếp trên boong mà chưa có đủ biện pháp phòng hộ cần thiết, phù hợp với nguyên tắc vận chuyển những loại hàng đó;
- Tàu thuyền chưa được sửa chữa, bổ sung các điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo yêu cầu của Cảng vụ hàng hải, thanh tra hàng hải hoặc yêu cầu, đề nghị của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác theo quy định.
Do đó, tàu biển đang bị tạm giữ phục vụ công tác điều tra tai nạn hàng hải sẽ không được phép rời cảng biển.
Tai nạn hàng hải
Tàu biển đang bị tạm giữ phục vụ công tác điều tra tai nạn hàng hải vẫn cố tình rời cảng biển sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 32 Nghị định 142/2017/NĐ-CP (sửa đổi khoản 15 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về vi phạm thủ tục vào, rời cảng biển hoặc quá cảnh như sau:
"Điều 32. Vi phạm quy định về thủ tục vào, rời cảng biển hoặc quá cảnh
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai báo không đủ hoặc sai một trong các thông tin trong thông báo, xác báo tàu đến, rời cảng hoặc bản khai chung hoặc danh sách thuyền viên, danh sách hành khách theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Làm thủ tục cho tàu thuyền vào, rời cảng biển hoặc quá cảnh chậm hơn thời gian quy định;
b) Không làm thủ tục cấp lại Giấy phép rời cảng cho tàu thuyền hết hiệu lực theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Trong thời gian quy định, không cung cấp được một trong các giấy chứng nhận, tài liệu, giấy tờ hoặc cung cấp giấy chứng nhận, tài liệu, giấy tờ không phù hợp khi làm thủ tục vào, rời cảng hoặc quá cảnh;
b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ giấy tờ về hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển trên tàu theo quy định;
c) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ các tài liệu, giấy chứng nhận về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường; tài liệu, giấy chứng nhận về quản lý nước dằn tàu; hệ thống chống hà theo quy định;
d) Không có bản chính hoặc bản sao chứng thực bảo lãnh ngân hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với tàu biển để chi trả chi phí hồi hương cho thuyền viên theo quy định;
đ) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về vũ khí, vật liệu nổ, người trốn trên tàu theo quy định;
e) Tự ý bốc dỡ hàng hóa hoặc cho thuyền viên, hành khách hoặc những người không có nhiệm vụ lên tàu trước khi tàu làm xong thủ tục nhập cảnh hoặc rời tàu sau khi đã làm xong thủ tục xuất cảnh theo quy định.
4. Đối với hành vi không có Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính còn hiệu lực theo quy định đối với tàu thuyền chở khách, chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách dưới 50 người; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích dưới 200 GT;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách từ 50 người đến dưới 100 người; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách từ 100 người đến dưới 300 người; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách từ 300 người trở lên; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
5. Đối với hành vi không có giấy phép rời cảng cuối cùng theo quy định hoặc rời cảng khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi của tàu thuyền nước ngoài tham gia vận tải nội địa hoặc thực hiện các hoạt động đặc thù khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định.
7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khai báo bổ sung và đính chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thanh toán phí, lệ phí hàng hải và các khoản tiền liên quan khác theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này."
Theo đó, đối với hành vi tàu biển rời cảng khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền tùy theo tổng dung tích tàu mà sẽ bị xử phạt từ 5- 80 triệu đồng. Tuy nhiên, đây là mức phạt đối với cá nhân còn đối với tổ chức mức phạt sẽ gấp đôi mức phạt của cá nhân (theo Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP). Đồng thời, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng và buộc thanh toán phí, lệ phí hàng hải và các khoản tiền liên quan khác theo quy định đối với hành vi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?