Tàu biển Việt Nam không có động cơ nhưng có trọng tải 200 tấn có phải đăng kí vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam?
Tàu ngầm và tàu lặn có phải cùng một loại tàu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Bộ luật Hàng hải 2015 có quy định giải thích tàu ngầm và tàu lặn như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ.
2. Tàu công vụ là tàu thuyền chuyên dùng để thực hiện công vụ của Nhà nước không vì mục đích thương mại.
3. Tàu ngầm là phương tiện có khả năng hoạt động độc lập trên mặt nước và dưới mặt nước.
4. Tàu lặn là phương tiện có khả năng hoạt động dưới mặt nước phụ thuộc vào sự hỗ trợ của phương tiện, thiết bị trên mặt nước hoặc trên bờ.
...
Như vậy, tàu ngầm và tàu lặn là hai khái niệm, hai loại tàu khác nhau. Theo đó, tàu ngầm là phương tiện có khả năng hoạt động độc lập trên mặt nước và dưới mặt nước.
Mặt khác, tàu lặn là phương tiện có khả năng hoạt động dưới mặt nước phụ thuộc vào sự hỗ trợ của phương tiện, thiết bị trên mặt nước hoặc trên bờ.
Tàu biển Việt Nam không có động cơ nhưng có trọng tải 200 tấn có phải đăng kí vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Hàng hải 2015 có quy định về các loại tàu biển phải đăng ký như sau:
Các loại tàu biển phải đăng ký
1. Các loại tàu biển sau đây phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:
a) Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên;
b) Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên;
c) Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.
2. Việc đăng ký các loại tàu biển không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định.
Như vậy, các loại tàu biển sau đây phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam bao gồm:
- Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên;
- Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên;
- Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.
Việc đăng ký các loại tàu biển không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định.
Theo đó, tàu biển Việt Nam không có động cơ nhưng có trọng tải 200 tấn có phải đăng kí vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
Tàu biển Việt Nam không có động cơ nhưng có trọng tải 200 tấn có phải đăng kí vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam? (Hình từ Internet).
Các điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật Hàng hải 2015 quy định về các điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam cụ thể như sau:
Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam
1. Tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;
b) Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
c) Tên gọi riêng của tàu biển;
d) Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;
đ) Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
e) Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;
g) Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu khi đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 1 Điều này phải có hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê mua tàu.
Theo quy định này, tàu biển Việt Nam khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;
- Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
- Tên gọi riêng của tàu biển;
- Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;
- Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
- Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;
- Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tàu biển khi đăng ký tàu biển Việt Nam phải đáp ứng được các điều kiện được quy định cụ thể nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?