Tàu cá là gì? Cấp của tàu cá được phân biệt bởi các ký hiệu phân cấp như thế nào theo quy định?
Tàu cá là gì?
Tàu cá được giải thích theo quy định tại khoản 1.2.1 Điều 1.2 Chương 1 Phần 1A Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21: 2015/BGTVT về Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép như sau:
1.2.1. Tàu cá
Tàu cá là tàu sử dụng để đánh bắt cá, cá voi, hải cẩu, hải mã hoặc các nguồn sống khác của biển, bao gồm cả các tàu chế biến sản phẩm do chính tàu đánh bắt được. Tàu cá không bao gồm các tàu chỉ sử dụng để:
(1) Chế biến cá hoặc các nguồn sống khác của biển;
(2) Chở cá;
(3) Nghiên cứu và đào tạo
Theo đó, tàu cá là tàu sử dụng để đánh bắt cá, cá voi, hải cẩu, hải mã hoặc các nguồn sống khác của biển, bao gồm cả các tàu chế biến sản phẩm do chính tàu đánh bắt được.
Tàu cá không bao gồm các tàu chỉ sử dụng để:
(1) Chế biến cá hoặc các nguồn sống khác của biển;
(2) Chở cá;
(3) Nghiên cứu và đào tạo
Cấp của tàu cá được phân biệt bởi các ký hiệu phân cấp như thế nào theo quy định?
Cấp của tàu cá được phân biệt bởi các ký hiệu phân cấp theo quy định tại khoản 2.1.2 Điều 2.1 Chương 2 Phần 1A Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21: 2015/BGTVT về Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép như sau:
2.1. Phân cấp
2.1.1. Quy định chung
Tàu sẽ được Đăng kiểm trao cấp với các ký hiệu và dấu hiệu phân cấp như quy định ở 2.1.2. dưới đây, nếu được Đăng kiểm kiểm tra phân cấp đối với thân tàu và trang thiết bị; hệ thống máy tàu; trang bị điện; phương tiện phòng, phát hiện và chữa cháy; phương tiện thoát nạn; ổn định; chống chìm; mạn khô; tầm nhìn lầu lái và xác thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này và các quy chuẩn liên quan khác.
2.1.2. Ký hiệu phân cấp
1. Cấp của tàu được phân biệt bởi các ký hiệu phân cấp sau:
(1) * VR: Biểu thị tàu được thẩm định thiết kế và giám sát trong đóng mới của Đăng kiểm
(2) * VR: Biểu thị tàu đã được giám sát trong đóng mới của một Tổ chức phân cấp khác được Đăng kiểm công nhận và sau đó được Đăng kiểm kiểm tra phân cấp.
(3) (*) VR: Biểu thị tàu không có giám sát trong đóng mới hoặc có giám sát trong đóng mới của Tổ chức phân cấp chưa được Đăng kiểm công nhận và sau đó được Đăng kiểm kiểm tra phân cấp.
2. Ký hiệu về phân cấp thân tàu và máy tàu như sau:
Ký hiệu phân cấp của thân tàu là H; ký hiệu phân cấp của các tàu có máy chính là M.
...
Theo đó, cấp của tàu cá được phân biệt bởi các ký hiệu phân cấp sau:
(1) * VR: Biểu thị tàu được thẩm định thiết kế và giám sát trong đóng mới của Đăng kiểm
(2) * VR: Biểu thị tàu đã được giám sát trong đóng mới của một Tổ chức phân cấp khác được Đăng kiểm công nhận và sau đó được Đăng kiểm kiểm tra phân cấp.
(3) (*) VR: Biểu thị tàu không có giám sát trong đóng mới hoặc có giám sát trong đóng mới của Tổ chức phân cấp chưa được Đăng kiểm công nhận và sau đó được Đăng kiểm kiểm tra phân cấp.
Tàu cá là gì? Cấp của tàu cá được phân biệt bởi các ký hiệu phân cấp như thế nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Nếu tàu cá được dự định chỉ hoạt động trong các vùng biển hạn chế, cấp tàu được bổ sung các dấu hiệu nào?
Nếu tàu cá được dự định chỉ hoạt động trong các vùng biển hạn chế, cấp tàu được bổ sung các dấu hiệu theo quy định tại khoản 2.1.4 Điều 2.1 Chương 2 Phần 1A Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21: 2015/BGTVT về Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép như sau:
2.1. Phân cấp
...
2.1.4. Tàu có vùng hoạt động hạn chế
1. Nếu tàu được dự định chỉ hoạt động trong các vùng biển hạn chế, cấp tàu được bổ sung các dấu hiệu như sau:
(1) Đối với tàu được dự định chỉ hoạt động trong vùng biển cách bờ hoặc nơi trú ẩn không quá 50 hải lý (sau đây gọi là hạn chế II): II
(2) Đối với tàu được dự định chỉ hoạt động trong vùng biển cách bờ hoặc nơi trú ẩn không quá 20 hải lý với chiều cao sóng đáng kể (Hs) nhỏ hơn 2,5 mét (sau đây gọi là hạn chế III): III
(3) Nếu tàu được dự định chỉ hoạt động ở các vùng hạn chế khác với (1) đến (2) trên và được Đăng kiểm chấp nhận thì khoảng cách hạn chế (hải lý) và các điều kiện hạn chế khác, nếu có, được ghi thay cho các ký hiệu ở (1) đến (2) trên và khi cần thiết được ghi vào trong Sổ đăng ký kỹ thuật tàu biển (ví dụ *VRH (200)).
(4) Trong trường hợp tàu được thiết kế định rõ tuyến hoạt động và được Đăng kiểm chấp nhận, thay cho các dấu hiệu hạn chế nêu ở (1) đến (2) trên, cấp tàu được bổ sung tên nơi đi, nơi đến của hành trình và các điều kiện hạn chế khác, nếu có, và khi cần thiết được ghi vào trong Sổ đăng ký kỹ thuật tàu biển.
(5) Trong trường hợp tàu được thiết kế với vùng hoạt động hạn chế khác với (1) đến (4) trên, cấp tàu được bổ sung các mô tả thích hợp và các điều kiện hạn chế khác, được Đăng kiểm thấy phù hợp. Trong trường hợp này, các mô tả về vùng hoạt động, điều kiện hạn chế hoạt động sẽ được ghi rõ trong Giấy chứng nhận phân cấp của tàu và nếu cần, được ghi vào trong Sổ đăng ký kỹ thuật tàu biển.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?