Tàu kiểm ngư phải bố trí 02 thuyền viên đảm nhiệm chức danh thông tin liên lạc trong trường hợp nào?
- Tàu kiểm ngư phải bố trí 02 thuyền viên đảm nhiệm chức danh thông tin liên lạc trong trường hợp nào?
- Thuyền viên đảm nhiệm chức danh thông tin liên lạc trên tàu kiểm ngư làm việc dưới sự chỉ đạo của ai?
- Thuyền viên đảm nhiệm chức danh thông tin liên lạc trên tàu kiểm ngư thực hiện những nhiệm vụ gì?
Tàu kiểm ngư phải bố trí 02 thuyền viên đảm nhiệm chức danh thông tin liên lạc trong trường hợp nào?
Theo khoản 2 Điều 29 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Định biên thuyền viên tàu kiểm ngư, tàu thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản có công suất máy từ 1.000 CV trở lên
...
2. Định biên thuyền viên tàu kiểm ngư, tàu thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản
a) Định biên bộ phận boong theo trọng tải tàu
...
Theo đó, đối với tàu kiểm ngư có công suất máy từ 1.000 CV trở lên và trọng tải từ 300 tấn trở lên thì phải bố trí 2 thuyền viên đảm nhiệm chức danh thông tin liên lạc.
Thuyền viên đảm nhiệm chức danh thông tin liên lạc trên tàu kiểm ngư (Hình từ Internet)
Thuyền viên đảm nhiệm chức danh thông tin liên lạc trên tàu kiểm ngư làm việc dưới sự chỉ đạo của ai?
Theo khoản 1 Điều 23 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Thông tin liên lạc
1. Chức trách:
a) Thông tin liên lạc chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thuyền trưởng về quản lý và khai thác hệ thống trang thiết bị thông tin vô tuyến trên tàu theo đúng quy trình, quy phạm; quản lý và điều hành công việc thông tin vô tuyến;
b) Thông tin liên lạc chịu trách nhiệm trước pháp luật và thuyền trưởng về thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được giao phụ trách.
...
Theo đó, thuyền viên đảm nhiệm chức danh thông tin liên lạc chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thuyền trưởng về quản lý và khai thác hệ thống trang thiết bị thông tin vô tuyến trên tàu theo đúng quy trình, quy phạm; quản lý và điều hành công việc thông tin vô tuyến.
Thuyền viên đảm nhiệm chức danh thông tin liên lạc trên tàu kiểm ngư thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 23 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Thông tin liên lạc
...
2. Nhiệm vụ:
a) Hướng dẫn sử dụng, bảo quản và tổ chức khai thác, quản lý các máy vô tuyến điện hàng hải như: đo sâu, dò cá, la bàn điện, ra đa, vô tuyến điện tầm phương và các trang thiết bị thông tin liên lạc trên tàu;
b) Bảo đảm tình trạng kỹ thuật, chế độ làm việc bình thường của hệ thống máy, thiết bị thông tin vô tuyến trên tàu; thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật, giấy chứng nhận của các trang thiết bị thông tin vô tuyến và kịp thời báo cáo thuyền trưởng; khắc phục kịp thời những hư hỏng của máy, thiết bị thông tin vô tuyến và bảo đảm sự hoạt động bình thường của các máy, thiết bị đó;
c) Bảo đảm việc thông tin liên lạc thông suốt bằng vô tuyến của tàu theo đúng quy tắc thông tin hàng hải; duy trì đúng chế độ thu nhận bản tin dự báo về thời tiết và thông báo hàng hải;
d) Thực hiện mã hóa thông tin bảo đảm bảo mật thông tin theo quy định;
đ) Lập và trình thuyền trưởng nội dung sửa chữa, bảo quản đối với các máy, thiết bị vô tuyến điện và tổ chức thực hiện nội dung sửa chữa đã được phê duyệt;
e) Trường hợp tàu bị nạn hoặc khi nhận được tín hiệu cấp cứu ở máy báo động tự động phải báo cáo ngay thuyền trưởng;
g) Ghi chép các loại nhật ký thông tin vô tuyến;
h) Khi nhận nhiệm vụ trên tàu phải tiếp nhận chi tiết về máy thiết bị thông tin vô tuyến, điện thoại, máy thông tin vô tuyến của xuồng cứu sinh, vật tư kỹ thuật, hồ sơ tài liệu kỹ thuật và các loại nhật ký thông tin vô tuyến, biên bản;
k) Thông tin liên lạc trực ca theo quy định;
l) Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của thuyền trưởng.
Theo đó, thuyền viên đảm nhiệm chức danh thông tin liên lạc trên tàu kiểm ngư thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Hướng dẫn sử dụng, bảo quản và tổ chức khai thác, quản lý các máy vô tuyến điện hàng hải như: đo sâu, dò cá, la bàn điện, ra đa, vô tuyến điện tầm phương và các trang thiết bị thông tin liên lạc trên tàu;
- Bảo đảm tình trạng kỹ thuật, chế độ làm việc bình thường của hệ thống máy, thiết bị thông tin vô tuyến trên tàu; thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật, giấy chứng nhận của các trang thiết bị thông tin vô tuyến và kịp thời báo cáo thuyền trưởng; khắc phục kịp thời những hư hỏng của máy, thiết bị thông tin vô tuyến và bảo đảm sự hoạt động bình thường của các máy, thiết bị đó;
- Bảo đảm việc thông tin liên lạc thông suốt bằng vô tuyến của tàu theo đúng quy tắc thông tin hàng hải; duy trì đúng chế độ thu nhận bản tin dự báo về thời tiết và thông báo hàng hải;
- Thực hiện mã hóa thông tin bảo đảm bảo mật thông tin theo quy định;
- Lập và trình thuyền trưởng nội dung sửa chữa, bảo quản đối với các máy, thiết bị vô tuyến điện và tổ chức thực hiện nội dung sửa chữa đã được phê duyệt;
- Trường hợp tàu bị nạn hoặc khi nhận được tín hiệu cấp cứu ở máy báo động tự động phải báo cáo ngay thuyền trưởng;
- Ghi chép các loại nhật ký thông tin vô tuyến;
- Khi nhận nhiệm vụ trên tàu phải tiếp nhận chi tiết về máy thiết bị thông tin vô tuyến, điện thoại, máy thông tin vô tuyến của xuồng cứu sinh, vật tư kỹ thuật, hồ sơ tài liệu kỹ thuật và các loại nhật ký thông tin vô tuyến, biên bản;
- Thông tin liên lạc trực ca theo quy định;
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của thuyền trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?