Tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển Việt Nam bị xử phạt như thế nào?
- Tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển Việt Nam bị xử phạt như thế nào?
- Tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển Việt Nam có được tiếp tục đi qua lãnh hải Việt Nam hay không?
- Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền phạt hành chính đối với tổ chức nước ngoài điều khiển phương tiện xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển Việt Nam hay không?
Tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển Việt Nam bị xử phạt như thế nào?
Tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển Việt Nam bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm các quy định về Tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển Việt Nam như sau:
Vi phạm các quy định về đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên các vùng biển, đảo, thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thông báo chậm thông tin liên quan tới thiết lập đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển, thiết lập vành đai an toàn xung quanh và tháo dỡ một phần hay toàn bộ thiết bị, công trình trên biển theo quy định.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo thông tin liên quan tới thiết lập đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển, thiết lập vành đai an toàn xung quanh và tháo dỡ một phần hay toàn bộ thiết bị, công trình trên biển theo quy định.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không đặt các tín hiệu, báo hiệu hàng hải và tín hiệu, báo hiệu nguy hiểm thích hợp trong trường hợp thiết bị, công trình trên biển chưa kịp tháo dỡ hoàn toàn vì lý do kỹ thuật hoặc được phép gia hạn.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện xâm phạm vành đai an toàn 500 mét (m) của đảo nhân tạo, thiết bị, công trình biển.
5. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với bất cứ hành vi nào làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đảo nhân tạo, thiết bị, công trình hợp pháp trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để xây dựng, lắp đặt, sử dụng trái phép các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình.
7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều này.
...
Theo đó, tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vành đai an toàn 500 mét (m) của công trình biển của công trình biển Việt Nam có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Đây là mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức nước ngoài điều khiển phương tiện xâm phạm vành đai an toàn 500 mét (m) của công trình biển Việt Nam mức phạt sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân tức là mức phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 162/2013/NĐ-CP).
Tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển Việt Nam có được tiếp tục đi qua lãnh hải Việt Nam hay không?
Theo khoản 8 Điều 13 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm các quy định về Tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển Việt Nam như sau:
Vi phạm các quy định về đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên các vùng biển, đảo, thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép quy định tại Khoản 6 Điều này;
b) Buộc người, tàu thuyền vi phạm rời khỏi vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4, 5 và Khoản 6 Điều này.
Như vậy, người và tàu, thuyền nước ngoài xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển bị buộc phải rời khỏi vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam.
Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền phạt hành chính đối với tổ chức nước ngoài điều khiển phương tiện xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển Việt Nam hay không?
Theo khoản 7 Điều 28 Nghị định 162/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 20 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển Việt Nam như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển Việt Nam
...
7. Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, b, c, d, đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
Theo đó, Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền phạt cảnh cáo và phạt hành chính với mức phạt đến 1.000.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam.
Đây là thẩm quyền phạt hành chính đối với cá nhân, thẩm quyền phạt hành chính đối với tổ chức bằng 02 lần đối với cá nhân tức là Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền phạt hành chính cao nhất đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam (theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 162/2013/NĐ-CP).
Theo đó, đối với tổ chức nước ngoài điều khiển phương tiện xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển Việt Nam, mức phạt hành chính cao nhất có thể lên đến 400.000.000 đồng nên Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền phạt hành chính đối với tổ chức nước ngoài nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?