Tem Bưu chính Việt Nam do cơ quan nào ban hành? Doanh nghiệp sử dụng tem bưu chính Việt Nam không còn nguyên vẹn bị xử phạt thế nào?
- Tem Bưu chính Việt Nam do cơ quan nào ban hành?
- Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính sử dụng tem bưu chính Việt Nam không còn nguyên vẹn bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính sử dụng tem bưu chính Việt Nam không còn nguyên vẹn không?
Tem Bưu chính Việt Nam do cơ quan nào ban hành?
Theo Điều 35 Luật Bưu chính 2010 quy định về tem Bưu chính Việt Nam như sau:
Tem Bưu chính Việt Nam
1. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan duy nhất quyết định phát hành tem Bưu chính Việt Nam.
2. Tem Bưu chính Việt Nam phải thể hiện:
a) Dòng chữ “Việt Nam”;
b) Dòng chữ “Bưu chính”;
c) Giá in trên mặt tem (nếu có) bằng tiền đồng Việt Nam.
3. Chủ đề và thiết kế của tem Bưu chính Việt Nam không được có các nội dung, hình ảnh, ký hiệu, dấu hiệu gây kích động, thù hằn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; không phù hợp với đạo đức xã hội, với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
4. Tem Bưu chính Việt Nam được gắn mã số của Việt Nam và tham gia hệ thống mã số của Liên minh Bưu chính Thế giới.
5. Tem Bưu chính Việt Nam và các tài liệu liên quan phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Theo quy định trên, tem Bưu chính Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan duy nhất quyết định phát hành.
Tem Bưu chính Việt Nam (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính sử dụng tem bưu chính Việt Nam không còn nguyên vẹn bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về tem bưu chính như sau:
Vi phạm các quy định về tem bưu chính
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong việc thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng tem bưu chính Việt Nam đã có dấu hủy;
b) Sử dụng tem bưu chính Việt Nam không còn nguyên vẹn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tem bưu chính Việt Nam bị cấm lưu hành.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tem bưu chính nước ngoài để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính trong nước và dịch vụ bưu chính quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền tem bưu chính có nội dung, hình ảnh, ký hiệu, dấu hiệu không phù hợp đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục Việt Nam;
b) Bán tem bưu chính Việt Nam trên mạng bưu chính công cộng trong thời hạn cung ứng không đúng giá in trên mặt tem, trừ trường hợp tem bưu chính có dấu hủy;
c) Bán tem bưu chính đặc biệt đã hết thời hạn cung ứng trên mạng bưu chính công cộng, trừ trường hợp đã mua lại;
d) Lưu hành tem bưu chính Việt Nam không có quyết định phát hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức trưng bày, triển lãm tem bưu chính không đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) In tem bưu chính Việt Nam trên các ấn phẩm mà không sử dụng tem bưu chính có in chữ “tem mẫu” (specimen) hoặc tem bưu chính có dấu hủy, trừ trường hợp in phóng to gấp nhiều lần dưới dạng pa-nô, áp phích;
g) Lưu trữ tem bưu chính Việt Nam, hồ sơ mẫu thiết kế tem bưu chính Việt Nam không đúng quy định của pháp luật.
...
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo quy định trên, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính sử dụng tem bưu chính Việt Nam không còn nguyên vẹn thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính sử dụng tem bưu chính Việt Nam không còn nguyên vẹn không?
Theo khoản 2 Điều 115 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính sử dụng tem bưu chính Việt Nam không còn nguyên vẹn thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 1.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?