Tem kiểm định phương tiện giao thông đường sắt hiện nay đang sử dụng theo mẫu tem nào theo quy định?
Tem kiểm định phương tiện giao thông đường sắt là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 29/2018/TT-BGTVT quy định về tem kiểm định phương tiện giao thông đường sắt như sau:
Giải thích từ ngữ
...
9. Sản phẩm là một trong các đối tượng kiểm tra sau: phương tiện, tổng thành, thiết bị hoặc linh kiện.
10. Thời gian sử dụng (tính theo năm) là thời gian được xác định từ năm sản xuất đến năm đang sử dụng của phương tiện.
11. Thiết bị tín hiệu đuôi tàu là thiết bị điện tử được sử dụng trên các đoàn tàu hàng không có toa xe trưởng tàu. Thiết bị gồm hai bộ phận cơ bản: bộ phận tại đuôi tàu và bộ phận tại buồng lái để giúp lái tàu giám sát áp suất ống hãm và thực hiện hãm khẩn tại vị trí toa xe cuối đoàn tàu trong quá trình vận hành.
12. Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận) là chứng chỉ xác nhận phương tiện, tổng thành, thiết bị, linh kiện đã được kiểm tra theo quy định hiện hành.
13. Tem kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là tem kiểm định) là biểu trưng cấp cho phương tiện giao thông đường sắt đã kiểm định đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan.
Theo đó, tem kiểm định phương tiện giao thông đường sắt là tem kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, là biểu trưng cấp cho phương tiện giao thông đường sắt đã kiểm định đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan.
Tem kiểm định phương tiện giao thông đường sắt hiện nay đang sử dụng theo mẫu tem nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Tem kiểm định phương tiện giao thông đường sắt hiện nay đang sử dụng theo mẫu tem nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 29/2018/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 32/2020/TT-BGTVT) quy định về mẫu tem kiểm định phương tiện giao thông đường sắt như sau:
Cấp giấy chứng nhận và tem kiểm định
1. Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.
2. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ trong vòng một (01) ngày làm việc, riêng đối với toa xe đường sắt đô thị kiểm tra thành phần hồ sơ trong vòng mười (10) ngày làm việc. Nếu thành phần hồ sơ đầy đủ thì Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra nội dung hồ sơ. Nếu thành phần hồ sơ không đầy đủ thì Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại.
3. Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra nội dung hồ sơ trong vòng năm (05) ngày làm việc đối với kiểm tra sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải và trong vòng một (01) ngày làm việc đối với kiểm tra định kỳ; riêng toa xe đường sắt đô thị, kiểm tra nội dung hồ sơ trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc. Nếu nội dung hồ sơ không hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra nội dung hồ sơ. Nếu nội dung hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn kiểm tra thống nhất về thời gian và địa điểm kiểm tra sản phẩm tại hiện trường.
4. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra thực tế tại hiện trường và thực hiện như sau:
a) Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn ba (03) ngày làm việc đối với kiểm tra sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải hoặc một (01) ngày làm việc đối với kiểm tra định kỳ kể từ ngày kết thúc kiểm tra và cấp, dán tem kiểm định cho phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì Cục Đăng kiểm Việt Nam ra Thông báo không đạt chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra. Đối với trường hợp nhập khẩu phương tiện, thông báo này được gửi cho các cơ quan liên quan biết để phối hợp.
Như vậy, mẫu tem kiểm định phương tiện giao thông đường sắt hiện nay đang sử dụng là mẫu theo được quy định tại Phụ lục IV tải về ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BGTVT
Có thể dán tem kiểm định ở những vị trí nào trên phương tiện giao thông đường sắt?
Theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BGTVT thì tùy vào loại phương tiện giao thông đường sắt mà vị trí dán tem kiểm định sẽ khác nhau:
(1) Đối với đầu máy, phương tiện chuyên dùng: tem được dán ở mặt trong, góc trên, ngoài cùng phía bên phải của kính (nhìn từ vị trí người lái tàu) hoặc ở vị trí dễ quan sát;
(2) Đối với toa xe khách và toa xe đường sắt đô thị: tem được dán ở trong toa xe tại đầu số 1 ở vị trí dễ quan sát (gần van hãm khẩn cấp);
(3) Đối với toa xe hàng: tem được dán tại bệ xe (khu vực xà dọc giữa). Vị trí trên có thể thay đổi tùy theo kết cấu của bệ xe nhưng tem phải dán ở vị trí thuận lợi cho việc dán, quan sát và bảo quản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 03 TNĐB Biên bản xác định sơ bộ thiệt hại ban đầu khi có tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy? Hồ sơ địa chính dạng giấy được bảo quản vĩnh viễn đúng không?
- Công ty thông tin tín dụng thành lập thì tên công ty có cần phải thêm cụm từ thông tin tín dụng không?
- Ép buộc người lao động làm việc có được xem là cưỡng bức lao động theo quy định Bộ luật Lao động?
- Xây dựng bảng giá đất đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất như thế nào?