Tên giao dịch quốc tế của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội? Vốn hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội bao gồm những gì?
Tên giao dịch quốc tế của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội là gì?
Căn cứ Điều 1 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 2398/QĐ-BTC năm 2017 có quy định như sau:
Tên doanh nghiệp, trụ sở chính và tư cách pháp nhân
1. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg ngày 02/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ và được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; và quy định tại Điều lệ này.
3. Tên doanh nghiệp:
- Tên tiếng Việt: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
- Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Stock Exchange.
- Tên viết tắt: HNX.
a) Địa chỉ trụ sở chính: Số 2, Đường Phan Chu Trinh, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
b) Điện thoại: 024-39412626; Fax: 024-39347818.
c) Địa chỉ trang thông tin điện tử: www.hnx.vn.
4. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng trong nước, nước ngoài theo quy định của pháp luật.
5. Người đại diện theo pháp luật của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội là Tổng giám đốc hoặc người được cơ quan đại diện chủ sở hữu giao phụ trách bộ máy điều hành hoặc giao quyền Tổng giám đốc.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tên viết giao dịch quốc tế của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội là Hanoi Stock Exchange (viết tắt: HNX).
Tên giao dịch quốc tế của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội? Vốn hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Vốn hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định 2398/QĐ-BTC năm 2017 về vốn điều lệ và vốn hoạt động Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội như sau:
Vốn điều lệ và vốn hoạt động
1. Vốn điều lệ: một nghìn (1000) tỷ đồng, bao gồm:
a) Vốn do chủ sở hữu cấp.
b) Vốn bổ sung để hình thành vốn điều lệ trong quá trình hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Việc điều chỉnh vốn điều lệ thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Vốn hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán bao gồm: vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp, vốn huy động và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Như vậy, vốn hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội bao gồm:
- Vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp;
- Vốn huy động;
- Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Nhiệm vụ chính của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định 37/2020/QĐ-TTg thì Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội có nhiệm vụ chính sau đây:
- Tổ chức, vận hành thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh, thị trường giao dịch trái phiếu và thị trường giao dịch các loại chứng khoán khác theo quy định của pháp luật;
- Giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán; giám sát hoạt động công bố thông tin của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch và nhà đầu tư thuộc đối tượng công bố thông tin;
Giám sát việc tuân thủ nghĩa vụ của thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo quy định của pháp luật chứng khoán;
- Đầu tư, triển khai phát triển hệ thống công nghệ thông tin, công nghệ mới và phát triển sản phẩm mới theo nhiệm vụ được giao;
- Cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam;
- Tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán trong trường hợp giá, khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch không có biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch hoặc trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán;
- Chấp thuận, thay đổi; hủy bỏ niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết;
- Kiểm tra, xử lý vi phạm đối với tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch theo quy chế của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam;
- Cung cấp dịch vụ đấu giá, đấu thầu; dịch vụ về thông tin thị trường và thông tin liên quan đến chứng khoán giao dịch; dịch vụ phát triển hạ tầng công nghệ cho thị trường chứng khoán và các dịch vụ liên quan khác theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội;
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho nhà đầu tư;
- Báo cáo Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam, báo cáo và kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý các hành vi vi phạm của nhà đầu tư, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch theo quy định của pháp luật;
- Ban hành các quy trình để triển khai các quy chế hoạt động nghiệp vụ trong phạm vi nhiệm vụ được giao;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?