Tên thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập có phải tài sản cố định hay không? Xác định giá trị thương hiệu dùng để góp vốn liên doanh, liên kết như thế nào?

Cho tôi hỏi có phải tên thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập sẽ được xem là một loại tài sản cố định? Việc xác định số tiền trích khấu hao đối với tài sản cố định là tên thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập để góp vốn liên doanh, liên kết được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của anh T.Đ từ TP.HCM.

Tên thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập có được xem là một loại tài sản cố định hay không?

Việc xác định tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2023/TT-BTC như sau:

Tiêu chuẩn tài sản cố định
1. Xác định tài sản:
a) Tài sản sử dụng độc lập được xác định là một tài sản.
b) Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được thì hệ thống đó được xác định là một tài sản.
c) Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ, liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và có chức năng hoạt động độc lập, đồng thời đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản riêng lẻ đó được xác định là một tài sản.
d) Súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm thì từng con súc vật được xác định là một tài sản.
đ) Vườn cây lâu năm thuộc khuôn viên đất độc lập hoặc từng cây lâu năm riêng lẻ được xác định là một tài sản.
e) Quyền sử dụng đất đối với từng thửa đất hoặc phần diện tích được giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trong từng thửa đất được xác định là một tài sản.
g) Quyền sở hữu trí tuệ được đăng ký, xác lập theo từng Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đến quyền tác giả, văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống cây trồng được xác định là một tài sản.
h) Mỗi phần mềm ứng dụng được xác định là một tài sản.
i) Thương hiệu của từng đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là một tài sản.
...

Theo đó, tên thương hiệu của từng đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là một tài sản. Tuy nhiên, tên thương hiệu chỉ được xem là tài sản cố định nêu đáp ứng đủ 02 điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 23/2023/TT-BTC. cụ thể:

(1) Tên thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập phải có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên.

(2) Phải có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

Tên thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập có phải tài sản cố định hay không? Xác định giá trị thương hiệu dùng để góp vốn liên doanh, liên kết như thế nào?

Tên thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập có phải tài sản cố định hay không? Xác định giá trị thương hiệu dùng để góp vốn liên doanh, liên kết như thế nào? (Hình từ Internet)

Tên thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập được xếp vào nhóm tài sản cố định nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 23/2023/TT-BTC quy định về việc phân loại tài sản cố định như sau:

Phân loại tài sản cố định
1. Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản:
...
b) Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động; gồm:
- Loại 1: Quyền sử dụng đất.
- Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.
- Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.
- Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.
- Loại 5: Phần mềm ứng dụng.
- Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập.
c) Tài sản cố định đặc thù là những tài sản không xác định được chi phí hình thành hoặc không đánh giá được giá trị thực nhưng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ về hiện vật (như: cổ vật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, lăng tẩm, di tích lịch sử được xếp hạng, tài liệu cổ, tài liệu quý hiếm...), tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập.
Căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu quản lý đối với những tài sản quy định tại điểm này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành Danh mục tài sản cố định đặc thù thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) để thống nhất quản lý.
...

Như vậy, tên thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập được xếp vào nhóm tài sản cố định vô hình (loại 6) và tài sản cố định đặc thù. Trong đó:

- Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động.

- Tài sản cố định đặc thù là những tài sản không xác định được chi phí hình thành hoặc không đánh giá được giá trị thực nhưng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ về hiện vật.

Số tiền trích khấu hao đối với tài sản cố định là tên thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập để góp vốn liên doanh, liên kết được xác định như thế nào?

Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 15 Thông tư 23/2023/TT-BTC thì số tiền trích khấu hao đối với tài sản cố định là tên thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập (phần giá trị thương hiệu) để góp vốn liên doanh, liên kết được xác định như sau:

Công thức xác định phần giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập để góp vốn liên doanh, liên kết được phân bổ vào chi phí liên doanh, liên kết hàng năm/tháng

Ghi chú: Phần giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập để góp vốn liên doanh, liên kết xác định theo hướng dẫn tại Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan làm cơ sở để cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phần giá trị thương hiệu của đơn vị thực hiện góp vốn liên doanh, liên kết.

Tài sản cố định Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Tài sản cố đình:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thủ tục thanh lý tài sản cố định bị hư hỏng
Pháp luật
Mẫu Quyết định thành lập hội đồng thanh lý tài sản cố định mới nhất? Tiêu chuẩn và cách nhận biết tài sản cố định theo Thông tư 45?
Pháp luật
Mẫu báo cáo kê khai tài sản cố định khác của đơn vị, doanh nghiệp (ngoài nhà, đất, xe ô tô) theo Thông tư 72 của Bộ Quốc phòng ra sao?
Pháp luật
Hạch toán tăng giảm tài sản cố định theo quy định nào? Mẫu File excel quản lý tăng giảm tài sản cố định dành cho doanh nghiệp?
Pháp luật
Mẫu bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định và chi phí trả trước mới nhất? Nguyên tắc quản lý tài sản cố định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu thẻ tài sản cố định theo Thông tư 72/2024 Bộ Quốc phòng từ ngày 1/01/2025 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Biên bản kiểm kê tài sản cố định của hợp tác xã? Hướng dẫn ghi mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định của hợp tác xã?
Pháp luật
Hình thức, nội dung báo cáo kê khai tài sản cố định Bộ Quốc phòng từ ngày 1/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
File Excel Bảng kiểm kê tài sản cố định dành cho doanh nghiệp mới nhất? Những lưu ý khi lập bảng kiểm kê tài sản cố định?
Pháp luật
Mẫu quản lý tăng giảm tài sản cố định mới nhất? File excel mẫu quản lý tăng giảm tài sản cố định ở đâu?
Pháp luật
Tải mẫu Biên bản đánh giá lại tài sản cố định theo Thông tư 200? Tải về ở đâu? Hướng dẫn cách ghi?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản cố định
4,530 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản cố định

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài sản cố định

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào