Tết Nguyên tiêu ăn gì? Tết Nguyên tiêu cúng gì? Tết Nguyên tiêu là ngày nào âm lịch? Tết Nguyên tiêu có được nghỉ không?
Tết Nguyên tiêu ăn gì? Tết Nguyên tiêu cúng gì? Tết Nguyên tiêu là ngày nào âm lịch?
Tết Nguyên tiêu là ngày nào âm lịch?
Tết Nguyên Tiêu ở Việt Nam thường diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng (rằm tháng Giêng), đây cũng là thời điểm mà mọi người lên chùa cầu xin điềm lành, bình an trong năm mới và cúng sao giải hạn. Ở những nơi đông đảo người Hoa sinh sống như Hội An, Chợ Lớn thì họ sẽ tổ chức nhiều hoạt động đặc biệt, lễ hội, ví dụ: đố chữ, múa lân, trình diễn âm nhạc,…
Năm 2025, Tết Nguyên Tiêu rơi vào ngày 12 tháng 2 Dương lịch.
Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, hay Tết Trạng nguyên. Người dân sẽ cúng tế cầu an cầu phước, ăn bánh trôi (gọi là “thang viên” – viên tròn trong nước), thi đoán hình thù trên lồng đèn, ngâm thơ, ghi ước nguyện lên đèn lồng và thả lên trời.
Tết Nguyên tiêu ăn gì?
Ở Việt Nam, người ta thường ăn bánh trôi nước vào dịp Tết Nguyên Tiêu. Bánh trôi nước có hình dáng tròn, màu trắng, nhân đường hoặc đậu xanh, tượng trưng cho sự viên mãn, tròn đầy và hạnh phúc.
Ngoài bánh trôi nước, người Việt Nam cũng có nhiều món ăn khác được ưa chuộng trong dịp Tết Nguyên Tiêu như: Bánh ú; Xôi gấc; Gà luộc; Bánh chưng...
Tết Nguyên tiêu cúng gì?
Tùy theo phong tục của từng vùng miền và gia đình, mâm cúng Tết Nguyên Tiêu có thể khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, mâm cúng thường bao gồm:
+ Hương, hoa, đèn nến: Đây là những lễ vật cơ bản trong bất kỳ lễ cúng nào.
+ Trái cây: Thường là ngũ quả (5 loại quả) tươi ngon, tượng trưng cho sự sung túc và đủ đầy.
+ Bánh trôi nước: Món ăn đặc trưng của Tết Nguyên Tiêu, tượng trưng cho sự viên mãn, tròn đầy.
+ Xôi: Xôi gấc là phổ biến, với màu đỏ tươi tắn mang ý nghĩa may mắn.
+ Gà luộc: Gà luộc nguyên con thể hiện lòng thành kính và sự sung túc.
+ Các món ăn khác: Tùy theo sở thích và phong tục gia đình, có thể có thêm các món ăn khác như bánh chưng, giò chả, nem rán...
* Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Tết Nguyên tiêu không phải là ngày lễ lớn theo quy định pháp luật.
Tết Nguyên tiêu ăn gì? Tết Nguyên tiêu cúng gì? Tết Nguyên tiêu là ngày nào âm lịch? (Hình từ Internet)
Tết Nguyên tiêu có được nghỉ không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, Tết Nguyên tiêu không thuộc những ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Tết Nguyên tiêu 2025 rơi vào Thứ Tư ngày 12 tháng 2 Dương lịch, do đó người lao động vẫn đi làm bình thường.
Đốt vàng mã cúng Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu) có bị phạt không?
Hiện tại không có quy định nào cấm việc đốt vàng mã cúng Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu).
Tuy nhiên, để biết việc đốt vàng mã cúng Rằm tháng Giêng có bị phạt hay không thì có thể căn cứ vào Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Đối chiếu với quy định trên nếu cá nhân đốt vàng mã cúng Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu) không đúng nơi quy định thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/THN/tet-nguyen-tieu-an-gi-cung-gi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTX/07022025/loi-chuc-tet-nguyen-tieu.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PH/030225/tet-nguyen-tieu-2.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/08-02-2025/tha-den-hoa-dang-Tet-Nguyen-tieu.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTX/07022025/tet-nguyen-tieu-to-chuc-vao-ngay-nao.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTX/07022025/tet-nguyen-tieu-15-1-am-lich.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTX/311224/tet-nguyen-tieu.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2025? Ngày giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng 2025? Mâm cơm cúng Rằm tháng Giêng?
- Viết đoạn văn nghị luận về vai trò của gia đình? Mẫu đoạn văn nghị luận về vai trò của gia đình hay?
- Sử dụng lòng đường trái phép để kinh doanh ăn uống, quán ăn bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Đèn xanh còn 2 giây mà dừng xe có bị phạt lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông hay không?
- Biển số xe đỏ được cấp cho xe nào? Cấu tạo và đặc điểm của biển số xe như thế nào theo Thông tư 81?