Thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên được áp dụng cho động vật nào? Điều kiện thả lại là gì?
Thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên có phải hình thức xử lý động vật rừng không?
Hình thức xử lý động vật rừng được quy định tại Điều 10 Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT như sau:
Các hình thức xử lý động vật rừng
1. Các hình thức xử lý động vật rừng:
a) Thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên;
b) Cứu hộ động vật rừng;
c) Chuyển giao động vật rừng cho vườn động vật, cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành;
d) Bán động vật rừng;
đ) Tiêu hủy động vật rừng.
2. Các hình thức xử lý động vật rừng được thực hiện theo trình tự ưu tiên từ điểm a đến điểm đ khoản 1 Điều này, trường hợp không xử lý được bằng hình thức trước mới áp dụng hình thức xử lý kế tiếp.
Theo quy định trên, việc thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên là một trong những hình thức xử lý động vật rừng.
Thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên (Hình từ Internet)
Thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên được áp dụng cho động vật nào? Điều kiện thả lại là gì?
Quy định thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên được quy định tại Điều 11 Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT như sau:
Thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên
1. Đối tượng: Cá thể động vật rừng còn sống, khỏe mạnh.
2. Điều kiện:
a) Xác định được nơi cư trú tự nhiên của loài động vật đó;
b) Có xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc của cơ sở cứu hộ động vật do Nhà nước quản lý về việc động vật rừng khỏe mạnh tại biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Đối với động vật rừng có nguy cơ gây nguy hiểm cho người thì phải có biện pháp bảo vệ, đảm bảo an toàn sau khi thả;
d) Trường hợp cơ quan, đơn vị thả không phải là chủ rừng nơi dự kiến thả thì phải có cam kết đồng ý của chủ rừng nơi dự kiến thả theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trình tự thực hiện:
a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý động vật rừng ban hành quyết định thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên;
b) Thành phần tham gia thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên: Cơ quan, đơn vị chủ trì thả động vật rừng, cơ quan Kiểm lâm sở tại, chủ rừng (nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này). Cơ quan, đơn vị chủ trì có thể mời người chứng kiến, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong trường hợp động vật rừng là vật chứng, chính quyền địa phương, cơ quan truyền thông, các bên có liên quan tham gia;
c) Cơ quan, đơn vị chủ trì thả lập biên bản thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, việc thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên được áp dụng cho cá thể động vật rừng còn sống, khỏe mạnh.
Điều kiện để thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên gồm:
+ Xác định được nơi cư trú tự nhiên của loài động vật đó.
+ Có xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc của cơ sở cứu hộ động vật do Nhà nước quản lý về việc động vật rừng khỏe mạnh tại biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng.
+ Đối với động vật rừng có nguy cơ gây nguy hiểm cho người thì phải có biện pháp bảo vệ, đảm bảo an toàn sau khi thả.
+ Trường hợp cơ quan, đơn vị thả không phải là chủ rừng nơi dự kiến thả thì phải có cam kết đồng ý của chủ rừng nơi dự kiến thả.
Nếu động vật rừng sau cứu hộ không đủ điều kiện thả lại về môi trường tự nhiên thì xử lý như thế nào?
Việc xử lý đối với động vật rừng sau cứu hộ không đủ điều kiện thả lại về môi trường tự nhiên được quy định tại Điều 12 Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT như sau:
Cứu hộ động vật rừng
1. Đối tượng: Cá thể động vật rừng bị thương, ốm yếu cần cứu hộ.
2. Điều kiện:
a) Có xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc của cơ sở cứu hộ động vật do Nhà nước quản lý về việc động vật rừng bị thương, ốm yếu cần cứu hộ tại biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Cơ sở cứu hộ động vật rừng có điều kiện bảo đảm công tác cứu hộ, phù hợp với loài động vật rừng cần cứu hộ.
...
4. Xử lý động vật rừng sau cứu hộ;
a) Trường hợp động vật rừng sau cứu hộ đủ điều kiện thả lại về môi trường tự nhiên thì cơ sở cứu hộ động vật rừng tổ chức thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;
b) Trường hợp động vật rừng sau cứu hộ không đủ điều kiện thả lại về môi trường tự nhiên thì cơ sở cứu hộ động vật rừng xử lý bằng một trong các hình thức tiếp theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
Như vậy, cá thể động vật rừng bị thương, ốm yếu cần cứu hộ nhưng sau cứu hộ không đủ điều kiện thả lại về môi trường tự nhiên thì cơ sở cứu hộ động vật rừng xử lý bằng một trong các hình thức sau:
+ Chuyển giao động vật rừng cho vườn động vật, cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành.
+ Bán động vật rừng.
+ Tiêu hủy động vật rừng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?