Thả rông trâu bò gây tai nạn giao thông chủ vật nuôi có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Thả rông trâu bò gây tai nạn giao thông chủ vật nuôi có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về các hoạt động không được thực hiện trên đường bộ như sau:
Các hoạt động khác trên đường bộ
...
2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
c) Thả rông súc vật trên đường bộ;
d) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
đ) Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
e) Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
g) Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
h) Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
i) Hành vi khác gây cản trở giao thông.
Theo đó, pháp luật nghiêm cấm chủ vật nuôi có hành vi thả rông trâu bò trên đường bộ.
Bên cạnh đó, tại Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau:
Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Như vậy, trường hợp thả rông trâu bò gây tai nạn giao thông thì chủ vật nuôi hoặc người chiếm hữu, sử dụng trâu bò, người thứ ba hoàn toàn có lỗi là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà trâu bò gây ra cho người khác.
Thả rông trâu bò gây tai nạn giao thông chủ vật nuôi có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại? (Hình từ Internet)
Thả rông trâu bò đi trên đường thì chủ vật nuôi bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;
d) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;
đ) Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;
e) Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
...
Như vậy, trường hợp thả rông trâu bò đi trên đường không bảo đảm an toàn giao thông cho người và phương tiện đang tham gia giao thông thì chủ vật nuổi có thể sẽ phải chịu mức phạt vi phạm hành chính số tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.
Thả rông trâu bò gây tai nạn giao thông thì chủ vật nuôi có thể bị phạt tù?
Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội vô ý làm chết người như sau:
Tội vô ý làm chết người
1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Như vậy, trong trường hợp chủ vật nuôi thả rông trâu bò gây tai nạn giao thông chết người thì người chủ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người.
Theo đó, tùy tính chất và mức độ mà người chủ vật nuôi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt phạt tù cao nhất lên đến 10 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?
- Thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất quy định thì kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất nào?
- Thông tư 52/2024 quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 thế nào?
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?