Thẩm định kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước được thực hiện bằng phương pháp thủ công đúng không?
- Thẩm định, nghiệm thu kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước thực hiện với những đối tượng nào?
- Việc thẩm định kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước được thực hiện bằng phương pháp thủ công đúng không?
- Kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước sau khi thẩm định, nghiệm thu phải được cập nhật vào đâu?
Thẩm định, nghiệm thu kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước thực hiện với những đối tượng nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT thì đối tượng thẩm định, nghiệm thu kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm:
(1) Kết quả thực hiện dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước sử dụng nguồn ngân sách nhà nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện.
Cụ thể, dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước nêu trên bao gồm các hoạt động sau đây:
- Điều tra, đánh giá tài nguyên nước;
- Kiểm kê tài nguyên nước;
- Xây dựng báo cáo tài nguyên nước quốc gia;
- Xây dựng và duy trì mạng quan trắc tài nguyên nước, giám sát, cảnh báo, dự báo nguồn nước; xây dựng, vận hành hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định;
- Đo đạc mặt cắt sông, suối; đánh giá diễn biến sạt lở lòng, bờ, bãi sông; điều tra, khảo sát phục vụ lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất, lập hành lang bảo vệ nguồn nước;
- Xây dựng kịch bản nguồn nước; báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ có liên quan gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
(2) Kết quả thực hiện nội dung điều tra cơ bản tài nguyên nước trong các dự án khác có liên quan sử dụng nguồn ngân sách nhà nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện.
Thẩm định kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước được thực hiện bằng phương pháp thủ công đúng không? (Hình từ Internet)
Việc thẩm định kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước được thực hiện bằng phương pháp thủ công đúng không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 24 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT có quy định như sau:
Nội dung và phương pháp thẩm định, nghiệm thu
1. Nội dung thẩm định, nghiệm thu:
a) Theo đề cương dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Mức độ đầy đủ, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tài liệu thu thập, điều tra, khảo sát; việc thực hiện các kết quả, sản phẩm dự án tuân thủ các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
c) Nội dung khảo sát, xác minh tại thực địa: đối chiếu, so sánh, kiểm chứng thông tin, khối lượng, phương pháp, kết quả thực hiện giữa sổ sách ghi chép, báo cáo thi công và thực tế thẩm định tại hiện trường với dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phương pháp thẩm định, nghiệm thu:
a) Công tác thẩm định kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước có thể được thực hiện ở nội nghiệp, ngoại nghiệp hoặc cả hai tùy thuộc vào từng hạng mục cụ thể. Trong một số trường hợp phải thực hiện lại nội dung công việc của quá trình thực hiện để so sánh, đối chiếu, đánh giá chất lượng sản phẩm so với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật và nội dung dự án đã được phê duyệt;
b) Trong quá trình thẩm định kết quả được phép sử dụng thiết bị, công nghệ; các mô hình toán, diễn toán; các tư liệu, dữ liệu về ảnh chụp thực địa, các video, các sổ theo dõi và các tư liệu khác có liên quan;
c) Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, loại hình sản phẩm, phần mềm sử dụng trong thi công, việc thẩm định có thể được thực hiện bằng phương pháp tự động, bán tự động hoặc thủ công để đảm bảo việc đánh giá chất lượng sản phẩm được khách quan, đầy đủ, chính xác;
d) Việc khảo sát, xác minh tại thực địa được thực hiện khi các thông tin, số liệu chưa rõ ràng, mâu thuẫn.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc thẩm định kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước có thể được thực hiện bằng phương pháp tự động, bán tự động hoặc thủ công tùy thuộc vào quy trình công nghệ, loại hình sản phẩm, phần mềm sử dụng trong thi công.
Kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước sau khi thẩm định, nghiệm thu phải được cập nhật vào đâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT như sau:
Nguyên tắc thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước
1. Kết quả thẩm định, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước là căn cứ để thẩm định, phê duyệt kết quả và quyết toán dự án hoàn thành.
2. Kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước sau khi thẩm định, nghiệm thu phải được cập nhật vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia, nộp lưu trữ theo quy định.
3. Thực hiện thẩm định, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước dựa trên đề cương dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh và căn cứ vào quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật của dự án, kế hoạch, tiến độ thực hiện; đảm bảo khách quan, trung thực, các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước đối với các tài liệu, số liệu mật, bí mật nhà nước và pháp luật có liên quan.
...
Theo đó, kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước sau khi thẩm định, nghiệm thu được cập nhật vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?