Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đầu tư dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí mới được thực hiện bằng những hình thức nào?
- Hồ sơ đầu tư dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí mới gồm những gì?
- Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đầu tư dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí mới được thực hiện bằng những hình thức nào?
- Khi triển khai dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí mà cá nhân, tổ chức đề xuất tham gia đầu tư dự án thì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần đáp ứng điều kiện gì?
Hồ sơ đầu tư dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí mới gồm những gì?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 24 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Hoạt động dầu khí do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tự thực hiện
...
3. Đối với đầu tư dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí mới
a) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lập hồ sơ dự án đầu tư trình Bộ Công Thương thẩm định.
b) Hồ sơ dự án đầu tư bao gồm:
- Kế hoạch triển khai nghiên cứu tài liệu, thu nổ địa chấn, khoan, các hoạt động khác (nếu có);
- Chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, thương mại cơ bản áp dụng đối với dự án;
- Chi phí và nguồn kinh phí thực hiện đầu tư;
- Đánh giá hiệu quả đầu tư;
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có);
- Kiến nghị.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương hai (02) bộ hồ sơ gốc và tám (08) bộ hồ sơ bản sao.
...
Theo đó, hồ sơ đầu tư dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí mới gồm:
- Kế hoạch triển khai nghiên cứu tài liệu, thu nổ địa chấn, khoan, các hoạt động khác (nếu có);
- Chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, thương mại cơ bản áp dụng đối với dự án;
- Chi phí và nguồn kinh phí thực hiện đầu tư;
- Đánh giá hiệu quả đầu tư;
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có);
- Kiến nghị.
Và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương hai (02) bộ hồ sơ gốc và tám (08) bộ hồ sơ bản sao.
Dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí (Hình từ Internet)
Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đầu tư dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí mới được thực hiện bằng những hình thức nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 24 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Hoạt động dầu khí do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tự thực hiện
...
3. Đối với đầu tư dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí mới
...
c) Quy trình thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt dự án đầu tư tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí mới được thực hiện theo quy định tại Điều 81 Nghị định này.
...
Và căn cứ theo Điều 81 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình thẩm định, trình các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ
1. Hình thức thẩm định thông qua lấy ý kiến bằng văn bản
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoặc văn bản đề nghị, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan.
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến kèm theo hồ sơ của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành gửi ý kiến bằng văn bản về Bộ Công Thương. Quá thời hạn trên, nếu cơ quan không có ý kiến bằng văn bản thì coi như đã đồng ý với nội dung hồ sơ xin ý kiến.
c) Trong thời hạn 45 ngày kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hoặc văn bản đề nghị, Bộ Công Thương hoàn thành việc thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
2. Hình thức thẩm định thông qua Hội đồng thẩm định
a) Trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao Bộ Công Thương thành lập Hội đồng để thực hiện việc thẩm định các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định trong Nghị định này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
b) Cơ cấu Hội đồng bao gồm: Lãnh đạo Bộ Công Thương làm Chủ tịch Hội đồng và Lãnh đạo Bộ, ngành liên quan làm ủy viên.
c) Hội đồng được thành lập Tổ chuyên viên giúp việc. Cơ cấu, quyền hạn và nhiệm vụ, kinh phí hoạt động của Tổ chuyên viên do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định.
Như vậy, việc thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đầu tư dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí mới được thực hiện bằng những hình thức sau:
- Hình thức thẩm định thông qua lấy ý kiến bằng văn bản;
- Hình thức thẩm định thông qua Hội đồng thẩm định.
Tùy từng hình thức thẩm định mà quy trình trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt dự án đầu tư tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí mới thực hiện theo quy định trên.
Khi triển khai dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí mà cá nhân, tổ chức đề xuất tham gia đầu tư dự án thì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo điểm d khoản 3 Điều 24 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Hoạt động dầu khí do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tự thực hiện
...
3. Đối với đầu tư dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí mới
...
d) Trong quá trình triển khai dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhận được đề xuất tham gia đầu tư dự án của tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 8 của Nghị định này, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thỏa thuận các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, thương mại cơ bản với tổ chức, cá nhân để trình Bộ Công Thương thẩm định theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 23 Nghị định này và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về chủ trương ký hợp đồng dầu khí.
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ quyết định về chủ trương ký hợp đồng dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và tổ chức, cá nhân nêu trên đàm phán, ký kết hợp đồng dầu khí theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
...
Như vậy, khi triển khai dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí mà cá nhân, tổ chức đề xuất tham gia đầu tư dự án thì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần đáp ứng điều kiện về các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, thương mại cơ bản với tổ chức, cá nhân để trình Bộ Công Thương thẩm định theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 23 Nghị định 95/2015/NĐ-CP và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về chủ trương ký hợp đồng dầu khí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?