Thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước những nội dung gì? Khi thẩm định cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước cần đảm bảo những nguyên tắc được quy định tại Điều 15 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 02/03/2023) như sau:
Nguyên tắc thẩm định
1. Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được thẩm định trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành.
2. Việc thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo tính khách quan, khoa học; bảo đảm sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan; tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn thẩm định theo quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế này.
Theo đó, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây:
- Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được thẩm định trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành.
- Việc thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo tính khách quan, khoa học; bảo đảm sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan; tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn thẩm định theo quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế này.
Trước đây, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước cần đảm bảo những nguyên tắc theo Điều 15 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 1662/QĐ-KTNN năm 2017 (Hết hiệu lực ngày 02/03/2023) như sau:
Nguyên tắc thẩm định
1. Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được thẩm định trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký, ban hành.
2. Việc thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo tính khách quan, khoa học; bảo đảm sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan; tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn thẩm định theo quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế này.
Theo đó, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được thẩm định trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký, ban hành.
Việc thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo tính khách quan, khoa học. Đồng thời, bảo đảm sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan; tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn thẩm định theo quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế này.
Thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Vụ Pháp chế có trách nhiệm như thế nào trong việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước?
Vụ Pháp chế có trách nhiệm trong việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước theo khoản 1 Điều 16 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 02/03/2023) như sau:
Trách nhiệm thẩm định văn bản quy phạm pháp luật
1. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế:
a) Tổ chức thẩm định đảm bảo thời hạn, chất lượng.
b) Trường hợp cần thiết, Vụ Pháp chế tổ chức làm việc với đơn vị chủ trì soạn thảo để làm rõ một số vấn đề, có thể mời các đơn vị có liên quan tham dự. Cuộc họp do lãnh đạo Kiểm toán nhà nước hoặc lãnh đạo Vụ Pháp chế chủ trì.
c) Đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ việc thẩm định.
...
Như vậy, Vụ Pháp chế có trách nhiệm trong việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước như sau:
- Tổ chức thẩm định đảm bảo thời hạn, chất lượng.
- Trường hợp cần thiết, Vụ Pháp chế tổ chức làm việc với đơn vị chủ trì soạn thảo để làm rõ một số vấn đề, có thể mời các đơn vị có liên quan tham dự. Cuộc họp do lãnh đạo Kiểm toán nhà nước hoặc lãnh đạo Vụ Pháp chế chủ trì.
- Đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ việc thẩm định.
Trước đây, trách nhiệm của Vụ Pháp chế trong việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 16 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 1662/QĐ-KTNN năm 2017 (Hết hiệu lực ngày 02/03/2023) như sau:
Trách nhiệm của Vụ Pháp chế về thẩm định văn bản quy phạm pháp luật
1. Tổ chức thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Tổng Kiểm toán nhà nước đảm bảo chất lượng và đúng thời hạn.
2. Trường hợp cần thiết, Vụ Pháp chế tổ chức làm việc với đơn vị chủ trì soạn thảo để làm rõ một số vấn đề, có thể mời các đơn vị có liên quan tham dự. Cuộc họp do lãnh đạo Kiểm toán nhà nước hoặc lãnh đạo Vụ Pháp chế chủ trì.
3. Đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ việc thẩm định.
4. Đối với văn bản có nội dung phức tạp, văn bản do Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo, Vụ Pháp chế trình Tổng Kiểm toán nhà nước thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 48 Nghị định 34/2016/NĐ-CP. Thành phần Hội đồng tối thiểu là 09 người, gồm:
a) Thành phần bắt buộc: Chủ tịch Hội đồng là một lãnh đạo Vụ Pháp chế; thư ký Hội đồng là một công chức của Vụ Pháp chế; đại diện đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản, các công chức Vụ Pháp chế;
b) Thành phần khác: Đại diện các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước có liên quan; đại diện các bộ, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu các vấn đề chuyên môn liên quan đến nội dung của dự thảo văn bản (nếu cần).
Như vậy, trách nhiệm của Vụ Pháp chế về thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được quy định cụ thể trên.
Thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước những nội dung gì?
Thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước những nội dung được quy định tại Điều 19 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 02/03/2023)
Nội dung thẩm định văn bản quy phạm pháp luật
1. Sự cần thiết ban hành văn bản.
2. Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với mục đích, yêu cầu, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản.
3. Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; tính tương thích của dự thảo văn bản với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Căn cứ pháp lý để ban hành văn bản quy phạm pháp luật; sự phù hợp của nội dung dự thảo với văn bản pháp luật mà dự thảo dùng làm căn cứ pháp lý để ban hành.
5. Tính khả thi của văn bản.
6. Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.
Như vậy, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước những nội dung sau đây:
- Sự cần thiết ban hành văn bản.
- Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với mục đích, yêu cầu, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản.
- Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; tính tương thích của dự thảo văn bản với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Căn cứ pháp lý để ban hành văn bản quy phạm pháp luật; sự phù hợp của nội dung dự thảo với văn bản pháp luật mà dự thảo dùng làm căn cứ pháp lý để ban hành.
- Tính khả thi của văn bản.
- Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.
Trước đây, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước những nội dung được quy định tại Điều 19 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 1662/QĐ-KTNN năm 2017 (Hết hiệu lực ngày 02/03/2023) như sau:
Nội dung thẩm định văn bản quy phạm pháp luật
1. Sự cần thiết ban hành văn bản.
2. Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với mục đích, yêu cầu, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản.
3. Căn cứ pháp lý để ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật; sự phù hợp của nội dung dự thảo với văn bản pháp luật mà dự thảo dùng làm căn cứ pháp lý để ban hành.
4. Tính khả thi của văn bản.
5. Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.
Theo quy định trên, nội dung thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước gồm:
- Sự cần thiết ban hành văn bản.
- Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với mục đích, yêu cầu, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản.
- Căn cứ pháp lý để ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật; sự phù hợp của nội dung dự thảo với văn bản pháp luật mà dự thảo dùng làm căn cứ pháp lý để ban hành.
- Tính khả thi của văn bản.
- Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.
Lưu ý: Không áp dụng Quy chế này đối với những văn bản cá biệt do Kiểm toán nhà nước ban hành; văn bản quy phạm pháp luật do Kiểm toán nhà nước chủ trì soạn thảo trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?