Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu mới có lương hưu? Mức lương hưu được nhận là bao nhiêu?
46 tuổi có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
Tại Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
- Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bao gồm:
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
+ Người lao động giúp việc gia đình;
+ Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
+ Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
+ Người lao động đã đủ Điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ Điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Người tham gia khác.
- Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Như vậy, trường hợp mẹ bạn là nội trợ, hiện 46 tuổi thì có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu mới có lương hưu?
Điều kiện để được hưởng lương hưu là gì?
Căn cứ điểm c Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau :
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
- Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:
"Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu."
Vậy căn cứ những quy định trên mẹ của bạn có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và phải tham gia đủ 20 năm thì mới có thể được hưởng lương hưu.
Mức lương hưu hàng tháng đối với người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thì mức lương hưu hàng tháng như sau:
+ Mức lương hưu hằng tháng được tính theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
+ Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP. Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 01 tháng đến 6 tháng tính là nửa năm; từ 7 tháng đến 11 tháng tính là một năm.
Ví dụ 1: Ông A hưởng lương hưu từ tháng 10/2016, thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 28 năm 3 tháng, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 5.000.000 đồng/tháng. Mức lương hưu hằng tháng của ông A được tính như sau:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông A:
+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông A là 28 năm 3 tháng, số tháng lẻ 3 tháng được tính là nửa năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông A là 28,5 năm.
+ 15 năm đầu tính bằng 45%;
+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28,5 là 13,5 năm, tính thêm: 13,5 x 2% = 27%;
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông A là: 45% + 27% = 72%.
- Mức lương hưu hằng tháng của ông A là:
72% x 5.000.000 đồng/tháng = 3.600.000 đồng/tháng.
Ví dụ 2: Bà A hưởng lương hưu từ tháng 5/2017, thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 26 năm 10 tháng, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 3.000.000 đồng/tháng. Mức lương hưu hằng tháng của bà A được tính như sau:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A:
+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bà A là 26 năm 10 tháng, số tháng lẻ 10 tháng được tính là 01 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của bà A là 27 năm.
+ 15 năm đầu tính bằng 45%;
+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 27 là 12 năm, tính thêm: 12 x 3% = 36%;
+ Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 36% = 81%;
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A được tính mức tối đa bằng 75% tương ứng với 25 năm đóng bảo hiểm xã hội.
- Mức lương hưu hằng tháng của bà A là:
75% x 3.000.000 đồng/tháng = 2.250.000 đồng/tháng.
Ngoài mức lương hưu hằng tháng nêu trên, bà A còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 25 năm. Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính là:
(27 - 25) x 0,5 tháng x 3.000.000 đồng/tháng = 3.000.000 đồng.
Ví dụ 3: Ông B hưởng lương hưu từ tháng 6/2019, thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 29 năm 7 tháng, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 7.000.000 đồng/tháng. Mức lương hưu hằng tháng của ông B được tính như sau:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông B được tính như sau:
+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông B là 29 năm 7 tháng, số tháng lẻ 7 tháng được tính là 01 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông B là 30 năm.
+ 17 năm đầu tính bằng 45%;
+ Từ năm thứ 18 đến năm thứ 30 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%;
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông B là: 45% + 26% = 71%.
- Mức lương hưu hằng tháng của ông B là:
71% x 7.000.000 đồng/tháng = 4.970.000 đồng/tháng.
Ví dụ 4: Bà C hưởng lương hưu từ tháng 02/2018, thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 28 năm 01 tháng, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 6.000.000 đồng/tháng. Mức lương hưu hằng tháng của bà C được tính như sau:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà C:
+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bà C là 28 năm 01 tháng, số tháng lẻ 01 tháng được tính là nửa năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của bà C là 28,5 năm.
+ 15 năm đầu tính bằng 45%;
+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28,5 là 13,5 năm, tính thêm: 13,5 x 2% = 27%;
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà C là: 45% + 27% = 72%.
- Mức lương hưu hằng tháng của bà C là:
72% x 6.000.000 đồng/tháng = 4.320.000 đồng/tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?