Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc trong hoạt động dược lâm sàng tại cơ sở khám chữa bệnh là thực hiện các hoạt động gì?
- Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phải tổ chức và triển khai tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc không?
- Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc trong hoạt động dược lâm sàng tại cơ sở khám chữa bệnh là thực hiện các hoạt động gì?
- Người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quyền và nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật?
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phải tổ chức và triển khai tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc không?
Căn cứ Điều 80 Luật Dược 2016 quy định như sau:
Nội dung hoạt động dược lâm sàng
1. Tư vấn trong quá trình xây dựng danh mục thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để bảo đảm mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
2. Tư vấn và giám sát việc kê đơn và sử dụng thuốc.
3. Thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người sử dụng thuốc và cộng đồng.
4. Tham gia xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc và giám sát việc thực hiện các quy trình này.
5. Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
6. Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc.
7. Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
Và Điều 81 Luật Dược 2016 quy định:
Triển khai hoạt động dược lâm sàng
1. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hoạt động sử dụng thuốc phải tổ chức và triển khai hoạt động dược lâm sàng theo nội dung quy định tại Điều 80 của Luật này.
Như vậy, theo quy định, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hoạt động sử dụng thuốc phải tổ chức và triển khai hoạt động dược lâm sàng theo nội dung quy định tại Điều 80 Luật Dược 2016.
Do đó, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nếu có hoạt động sử dụng thuốc thì phải tổ chức và triển khai tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc.
Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc trong hoạt động dược lâm sàng tại cơ sở khám chữa bệnh là thực hiện các hoạt động gì? (Hình từ Internet)
Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc trong hoạt động dược lâm sàng tại cơ sở khám chữa bệnh là thực hiện các hoạt động gì?
Căn cứ khoản 6 Điều 6 Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược
...
6. Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc:
a) Cập nhật thông tin về các phản ứng có hại của thuốc, các thông tin khác về an toàn của thuốc và cách xử trí, hướng dẫn cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, điều dưỡng viên, y tá, kỹ thuật viên, hộ sinh viên phát hiện, xử trí các phản ứng có hại của thuốc;
b) Theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc và tiếp nhận thông tin để tổng hợp, báo cáo về các phản ứng có hại của thuốc tại cơ sở theo các hướng dẫn của Bộ Y tế;
c) Báo cáo đột xuất về nguy cơ tổn hại tới sức khỏe của người bệnh liên quan đến việc sử dụng thuốc hoặc các trường hợp sử dụng thuốc chưa phù hợp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
...
Như vậy, theo quy định trên, tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc trong hoạt động dược lâm sàng tại cơ sở khám chữa bệnh là thực hiện các hoạt động sau đây:
(1) Cập nhật thông tin về các phản ứng có hại của thuốc, các thông tin khác về an toàn của thuốc và cách xử trí, hướng dẫn cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, điều dưỡng viên, y tá, kỹ thuật viên, hộ sinh viên phát hiện, xử trí các phản ứng có hại của thuốc;
(2) Theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc và tiếp nhận thông tin để tổng hợp, báo cáo về các phản ứng có hại của thuốc tại cơ sở theo các hướng dẫn của Bộ Y tế;
(3) Báo cáo đột xuất về nguy cơ tổn hại tới sức khỏe của người bệnh liên quan đến việc sử dụng thuốc hoặc các trường hợp sử dụng thuốc chưa phù hợp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quyền và nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 82 Luật Dược 2016 quy định thì người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Được tiếp cận người bệnh, bệnh án và đơn thuốc để tư vấn cho người kê đơn trong việc sử dụng thuốc;
- Trao đổi với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để việc kê đơn và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
- Được ghi ý kiến chuyên môn về dược lâm sàng trong hồ sơ bệnh án, đơn thuốc; được phản ánh ý kiến với Hội đồng thuốc và điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp có ý kiến khác nhau về việc kê đơn, sử dụng thuốc cho người bệnh;
- Tham gia hội chẩn chuyên môn, bình bệnh án, đơn thuốc;
- Tham gia xây dựng hướng dẫn điều trị chuẩn; danh mục thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy trình chuyên môn kỹ thuật liên quan đến thuốc;
- Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc;
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?