Thẩm phán có thể xét xử vụ án hành chính nếu đã tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục sơ thẩm và đã ra bản án sơ thẩm không?
- Thẩm phán có thể xét xử vụ án hành chính nếu đã tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục sơ thẩm và đã ra bản án sơ thẩm không?
- Thủ tục từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán trong vụ án hành chính được quy định như thế nào?
- Trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì ai có quyền thay đổi?
Thẩm phán có thể xét xử vụ án hành chính nếu đã tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục sơ thẩm và đã ra bản án sơ thẩm không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về những trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi như sau:
Những trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này.
2. Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng.
3. Họ đã tham gia giải quyết vụ án hành chính đó theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và đã ra bản án sơ thẩm; bản án, quyết định phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao được tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
4. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Theo đó, Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu họ đã tham gia giải quyết vụ án hành chính đó theo thủ tục sơ thẩm và đã ra bản án sơ thẩm.
Như vậy, Thẩm phán không thể xét xử vụ án hành chính nếu đã tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục sơ thẩm và đã ra bản án sơ thẩm.
Thẩm phán có thể xét xử vụ án hành chính nếu đã tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục sơ thẩm và đã ra bản án sơ thẩm không? (Hình từ internet)
Thủ tục từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán trong vụ án hành chính được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định về thủ tục từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án như sau:
Thủ tục từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án
1. Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc của việc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.
2. Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi những người quy định tại khoản 1 Điều này tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
Theo đó, thủ tục từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán trong vụ án hành chính được thực hiện như sau:
- Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc của việc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.
- Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi những người quy định tại khoản 1 Điều này tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
Trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì ai có quyền thay đổi?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định việc quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án như sau:
Quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án
1. Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án quyết định.
Trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì giải quyết như sau:
a) Thẩm phán là Chánh án Tòa án cấp huyện do Chánh án Tòa án cấp tỉnh quyết định;
b) Thẩm phán là Chánh án Tòa án cấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với Tòa án cấp tỉnh đó quyết định;
c) Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
2. Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số. Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án mà không có người dự khuyết thay thế ngay thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án thay thế người bị thay đổi; nếu người bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoãn phiên tòa, Chánh án Tòa án phải cử người khác thay thế.
Như vậy, trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì giải quyết như sau:
- Thẩm phán là Chánh án Tòa án cấp huyện do Chánh án Tòa án cấp tỉnh quyết định;
- Thẩm phán là Chánh án Tòa án cấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với Tòa án cấp tỉnh đó quyết định;
- Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?