Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có buộc chấm dứt hợp đồng lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu không?
- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có buộc chấm dứt hợp đồng lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu không?
- Việc tiếp tục hợp đồng lao động với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi đủ tuổi nghỉ hưu phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tiếp tục công tác đến bao nhiêu tuổi sau khi đủ tuổi nghỉ hưu?
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có buộc chấm dứt hợp đồng lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu không?
Căn cứ Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về độ tuổi nghỉ hưu như sau:
Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Quy định trên có nêu trường hợp người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Đồng thời tại Điều 2 Nghị định 83/2022/NĐ-CP quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có nêu về đối tượng áp dụng bao gồm:
Đối tượng áp dụng
...
2. Công chức được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Nghị định này không áp dụng đối với các đối tượng sau:
a) Cán bộ giữ chức vụ từ Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên;
b) Cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều này là Ủy viên Trung ương Đảng;
c) Trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với các trường hợp quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng.
Đối chiếu với quy định trên thì Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là một trong những đối tượng được tiếp tục đảm nhận vị trí công việc của mình mặc dù đã đủ tuổi nghỉ hưu, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo một số nguyên tắc của luật.
Như vậy, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không bắt buộc chấm dứt hợp đồng lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có buộc chấm dứt hợp đồng lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu không? (hình từ Internet)
Việc tiếp tục hợp đồng lao động với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi đủ tuổi nghỉ hưu phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Tại Điều 3 Nghị định 83/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn
1. Bảo đảm khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định.
2. Cơ quan có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức theo quy định tại Nghị định này nhưng phải bảo đảm tuổi nghỉ hưu không vượt quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.
3. Cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn vẫn tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
4. Trong thời gian thực hiện chính sách nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu cán bộ, công chức có nguyện vọng nghỉ làm việc thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật.
Theo đó, việc tiếp tục hợp đồng lao động với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi đủ tuổi nghỉ hưu phải đảm bảo các nguyên tắc được nêu tại quy định trên.
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tiếp tục công tác đến bao nhiêu tuổi sau khi đủ tuổi nghỉ hưu?
Theo Điều 4 Nghị định 83/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn
1. Đối với cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không vượt quá 60 tuổi.
2. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.
Chiếu theo quy định trên thì Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tiếp tục công tác tối đa đến năm 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?