Thẩm quyền chấp thuận nội dung phương án chuyển nước? Dự án chuyển nước nào phải được chấp thuận nội dung về phương án chuyển nước?

Dự án chuyển nước nào phải được chấp thuận nội dung về phương án chuyển nước? Cơ quan nào có thẩm quyền chấp thuận nội dung về phương án chuyển nước? Việc chấp thuận phương án chuyển nước phải dựa trên những căn cứ nào?

Dự án chuyển nước nào phải được chấp thuận nội dung về phương án chuyển nước?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 47 Nghị định 53/2024/NĐ-CP thì các dự án có hoạt động chuyển nước phải được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước chấp thuận nội dung về phương án chuyển nước bao gồm các Dự án có hoạt động chuyển nước ra khỏi lưu vực sông mà ảnh hưởng đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và đời sống của Nhân dân thuộc địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố hoặc 02 quốc gia trở lên như sau:

(1) Dự án có hoạt động chuyển nước từ đập, hồ chứa xây dựng trên sông, suối có quy mô lưu lượng chuyển nước thiết kế từ 30 m³/giây trở lên;

(2) Dự án có loại hình công trình khác đập, hồ chứa mà có hoạt động chuyển nước từ sông, suối không thuộc vùng triều với quy mô lưu lượng chuyển nước thiết kế từ 30 m³/giây trở lên; từ 10 m³/giây đến dưới 30 m³/giây nhưng vượt quá 40% lưu lượng trung bình mùa kiệt tại vị trí chuyển nước;

(3) Dự án có hoạt động đào sông, kênh, mương, rạch, công trình dẫn nước để chuyển nước với quy mô lưu lượng chuyển nước thiết kế từ 30 m³/giây trở lên; từ 10 m³/giây đến dưới 30 m³/giây nhưng vượt quá 40% lưu lượng trung bình mùa kiệt tại vị trí chuyển nước.

Thẩm quyền chấp thuận nội dung phương án chuyển nước? Dự án chuyển nước nào phải được chấp thuận nội dung về phương án chuyển nước?

Dự án chuyển nước nào phải được chấp thuận nội dung về phương án chuyển nước? Thẩm quyền chấp thuận nội dung phương án chuyển nước? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có thẩm quyền chấp thuận nội dung về phương án chuyển nước?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Nghị định 53/2024/NĐ-CP như sau:

Trách nhiệm thực hiện
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các trách nhiệm theo quy định của Nghị định này và các trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành hướng dẫn kỹ thuật, định mức, đơn giá về quy hoạch, điều tra cơ bản tài nguyên nước, lập hành lang bảo vệ nguồn nước; hướng dẫn kỹ thuật thực hiện hạch toán tài nguyên nước; quy định kỹ thuật về cấu trúc, chuẩn dữ liệu đối với các thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước; hướng dẫn kỹ thuật về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm và cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;
b) Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thực hiện: việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; việc khoanh định cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; việc lập Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp; hướng dẫn các địa phương, tổ chức, cá nhân trong việc kết nối, chia sẻ thông tin trên Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;
c) Tổ chức quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; tổ chức xây dựng, cập nhật phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước; chỉ đạo việc xây dựng vận hành hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định phục vụ điều hòa, phân phối tài nguyên nước;
d) Chấp thuận nội dung về phương án chuyển nước; xây dựng Đề án thành lập tổ chức lưu vực sông trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;
đ) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện hạch toán tài nguyên nước theo lộ trình quy định tại Nghị định này.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nội dung về phương án chuyển nước.

Việc chấp thuận phương án chuyển nước phải dựa trên những căn cứ nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Tài nguyên nước 2023 thì việc chấp thuận phương án chuyển nước phải dựa trên các căn cứ sau đây:

- Chiến lược tài nguyên nước quốc gia, chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia;

- Quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh và quy hoạch khác có liên quan; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các ngành liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên các lưu vực sông;

- Khả năng đáp ứng của nguồn nước, nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước của lưu vực chuyển nước và lưu vực nhận nước;

- Quy mô dự án có hoạt động chuyển nước; mức độ ảnh hưởng của việc chuyển nước đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống lũ, xói lở lòng, bờ, bãi sông, xâm nhập mặn và tác động đến kinh tế - xã hội, môi trường.

Lưu ý: Cũng theo quy định tại Điều 37 Luật Tài nguyên nước 2023 thì việc chấp thuận nội dung về phương án chuyển nước được thực hiện trước khi cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án hoặc quyết định đầu tư dự án.

Văn bản chấp thuận nội dung về phương án chuyển nước là một trong những căn cứ để xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư dự án hoặc quyết định đầu tư dự án.

Dự án chuyển nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thẩm quyền chấp thuận nội dung phương án chuyển nước? Dự án chuyển nước nào phải được chấp thuận nội dung về phương án chuyển nước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự án chuyển nước
204 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dự án chuyển nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dự án chuyển nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào