Thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của viên chức ngành Lao động Thương binh và Xã hội trong thực hiện nhiệm vụ xác định như thế nào?
- Đơn tố cáo trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội được phân thành mấy loại?
- Thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của viên chức ngành Lao động Thương binh và Xã hội trong thực hiện nhiệm vụ xác định như thế nào?
- Xử lý đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của viên chức ngành Lao động Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ thuộc thẩm quyền thực hiện như thế nào?
Đơn tố cáo trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội được phân thành mấy loại?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH quy định về phân loại đơn tố cáo như sau:
Phân loại đơn tố cáo
Đơn tố cáo được phân thành hai loại:
1. Đơn tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
2. Đơn tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Như vậy, đơn tố cáo được phân thành hai loại:
- Đơn tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức ngành Lao động Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
- Đơn tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Lao động Thương binh và Xã hội.
Tải về mẫu đơn tố cáo mới nhất 2023: Tại đây
Thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của viên chức ngành Lao động Thương binh và Xã hội (hình từ Internet)
Thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của viên chức ngành Lao động Thương binh và Xã hội trong thực hiện nhiệm vụ xác định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp. Tùy từng nội dung đơn tố cáo, Bộ trưởng giao Thanh tra Bộ hoặc đơn vị thuộc Bộ tham mưu thụ lý, giải quyết.
2. Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ có thẩm quyền thụ lý giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp theo phân cấp của Bộ.
3. Giám đốc Sở có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
4. Thủ trưởng đơn vị thuộc Sở có thẩm quyền thụ lý giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp theo phân cấp.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp. Tùy từng nội dung đơn tố cáo, Bộ trưởng giao Thanh tra Bộ hoặc đơn vị thuộc Bộ tham mưu thụ lý, giải quyết.
Xử lý đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của viên chức ngành Lao động Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ thuộc thẩm quyền thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Xử lý đơn tố cáo
1. Đối với đơn tố cáo thuộc thẩm quyền và không thuộc một trong các trường hợp không thụ lý, người xử lý đơn lập phiếu đề xuất thụ lý trình lãnh đạo phụ trách giao đơn vị chức năng giải quyết. Đơn vị tiếp nhận đơn tố cáo tham mưu người có thẩm quyền giải quyết tố cáo thực hiện đúng quy định tại Thông tư 06/2013/TT-TTCP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về quy trình giải quyết tố cáo.
2. Đối với đơn thuộc thẩm quyền nhưng thuộc trường hợp không thụ lý theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Tố cáo, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho người tố cáo về việc không thụ lý giải quyết tố cáo theo Mẫu số 02-TC ban hành kèm theo Thông tư 06/2013/TT-TTCP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về quy trình giải quyết tố cáo.
3. Đối với đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền, đơn vị tiếp nhận đơn làm phiếu chuyển đơn theo Mẫu số 05-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2014 đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét, xử lý theo quy định của Luật Tố cáo.
Theo đó, đối với đơn tố cáo thuộc thẩm quyền và không thuộc một trong các trường hợp không thụ lý, người xử lý đơn lập phiếu đề xuất thụ lý trình lãnh đạo phụ trách giao đơn vị chức năng giải quyết.
Đơn vị tiếp nhận đơn tố cáo tham mưu người có thẩm quyền giải quyết tố cáo thực hiện đúng quy định về quy trình giải quyết tố cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?