Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thi công xây dựng công trình? Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng?
Hợp đồng xây dựng là gì? Hình thức và nội dung của hợp đồng xây dựng bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định hợp đồng thi công xây dựng như sau:
"1. Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng."
Về hình thức của hợp đồng thi công xây dựng phải được lập bằng văn bản. Mặc dù pháp luật không quy định hợp đồng này bắt buộc phải công chứng hay chứng thực, tuy nhiên theo Điều 141 Luật Xây dựng 2014 thì nội dung của hợp đồng thi xây dựng phải bao gồm:
- Căn cứ pháp lý áp dụng.
- Ngôn ngữ áp dụng;
- Nội dung và khối lượng công việc;
- Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
- Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
- Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
- Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
- Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
- Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
- Rủi ro và bất khả kháng;
- Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
Các nội dung khác như bảo hiểm và bảo lãnh theo hợp đồng xây dựng, hợp đồng thầu phụ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
Tải về mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình mới nhất 2023: Tại Đây
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thi công xây dựng công trình?
Trường hợp của chị có thể xác định như sau: những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án được quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
"Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật."
Theo đó trường hợp này của chị là tranh chấp về hợp đồng thi công xây dựng công trình, chị cần xác định rõ là các bên tranh chấp ở đây là ai. Nếu là tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận thì thuộc trường hợp tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Khi đó, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền sẽ thuộc về tòa án nhân dân cấp huyện. Ngược lại nếu không thuộc tại khoản 1 hoặc thuộc trường hợp tại khoản 1 nhưng một trong các bên hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thì sẽ thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh.
Về thẩm quyền theo lãnh thổ, theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tòa án bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức sẽ có thẩm quyền. Hoặc các bên có thể thỏa thuận với nhau sẽ giải quyết tranh chấp tại nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi nguyên đơn có trụ sở. Một số trường hợp đặc biệt chị có thể tham khảo tại Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Công trình xây dựng
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng?
- Đối với giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải được thực hiện theo khoản 2 Điều 46 Nghị định 37/2015/NĐ-CP. Các bên phải thỏa thuận giải quyết thông qua hòa giải được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức hoạt một số chuyên gia. Chi phí cho ban xử lý tranh chấp được tính trong giá hợp đồng xây dựng và do mỗi bên hợp đồng chịu một nửa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại sẽ được điều chỉnh bởi Luật Trọng tài thương mại 2010.
+ Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo với các nội dung như: ngày, tháng, năm; tên, địa chỉ; tóm tắt nội dung tranh chấp,…
+ Bị đơn nộp đơn bảo vệ trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo.
+ Thành lập hội đồng trọng tài bao gồm một hoặc nhiều trọng tài viên, nếu các bên không thỏa thuận thì gồm ba trọng tài viên.
+ Tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về phương hướng giải quyết tranh chấp.
+ Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp. Bước sáu, hội đồng trọng tài ban hành phán quyết theo nguyên tắc đa số.
- Đối với giải quyết bằng Tòa án nhân dân thì sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
+ Đương sự nộp Đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp về Hợp đồng thi công xây dựng. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo thì người khởi kiện phải làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
+ Tòa án sẽ tiến hành xem xét Đơn khởi kiện, nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được Tòa án thụ lý.
+ Vụ án bước vào giai đoạn chuẩn bị xét xử và hòa giải. Tại giai đoạn này Tòa án sẽ mở phiên họp kiểm tra, giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải. Mục đích là để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về hướng giải quyết vụ án và cung cấp chứng cứ cho các bên đương sự.
+ Cuối cùng, Tòa án nhân dân sẽ ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo thủ tục chung.
Hợp đồng thi công xây dựng đóng vai trò là bản thỏa thuận giữa bên giao thầu và bên nhận thầu, đây là một văn bản quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Bởi nó ghi nhận các cam kết của các bên liên quan đến thi công công trình nhằm hoàn thành dự án đúng tiến độ. Khi phát sinh tranh chấp các bên có thể lựa chọn các hình thức tranh chấp sao cho đảm bảo được quyền lợi và giải quyết một cách nhanh nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?